Những nhiệm vụ nào về sách giáo khoa được Chính phủ yêu cầu thực hiện để phục vụ cho năm học mới?
Mới đây, ngày 15/5/2023, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 176/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về vấn đề xác định học phí và sách giáo khoa cho năm học mới.
Sách giáo khoa được khái niệm như thế nào? Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT đã khái niệm về sách giáo khoa là xuất bản phẩm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa quy định tại Điều 4 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT bao gồm:
- Nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.
- Nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.
Như vậy, nội dung và hình thức sách giáo khoa cần đáp ứng không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội thì mới được xuất bản.
Sách giáo khoa có cấu trúc như thế nào? Quy trình biên soạn sách giáo khoa ra sao?
Căn cứ Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định nội dung của sách giáo khoa bao gồm:
- Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.
Đồng thời, căn cứ Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT về quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa như sau:
*Quy trình biên soạn sách giáo khoa
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư này
+ Tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn;
+ Phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;
- Bước 2: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác;
+ Tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này);
+ Hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;
- Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương IV Thông tư này;
- Bước 4: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
- Bước 5: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
- Bước 6: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
Những nhiệm vụ nào về sách giáo khoa được Chính phủ yêu cầu thực hiện để phục vụ cho năm học mới? (Hình từ internet)
Những nhiệm vụ nào về sách giáo khoa được Chính phủ yêu cầu thực hiện để phục vụ cho năm học mới?
Tại Thông báo 176/TB-VPCP năm 2023 về vấn đề sách giáo khoa cho năm học mới, đây là vấn đề quan trọng được phụ huynh, học sinh, các nhà trường và xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới, Phó Thủ tướng yêu cầu:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm đầy đủ sách giáo khoa, không để hiện tượng khan hiếm, thiếu sách giáo khoa cho năm học mới 2023 - 2024; kịp thời thông tin về tiến độ in, phát hành sách giáo khoa các lớp để nhân dân yên tâm, tạo sự đồng thuận xã hội.
- Bộ Tài chính rà soát, thông tin về kết quả kê khai giá sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới để các địa phương lựa chọn, đăng ký nhu cầu mua sách giáo khoa bảo đảm kịp thời.
Xem chi tiết Thông báo tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?