Những người nào được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96/QĐ-TW? Ai sẽ ghi phiếu tín nhiệm đối với Tổng Bí Thư?

Cho hỏi những người nào được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96/QĐ-TW? Ai sẽ ghi phiếu tín nhiệm đối với Tổng Bí Thư? Câu hỏi của bạn Diệp đến từ Long An.

Những chức danh, chức vụ lãnh đạo nào ở Trung ương sẽ được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96/QĐ-TW?

Căn cứ vào Mục I, Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định 96/QĐ-TW năm 2023 hướng dẫn về các chức danh, chức vụ lãnh đạo ở Trung ương sẽ được lấy phiếu tín nhiệm trong hệ thống chính trị như sau:

(1) Đối với Tổng Bí thư và đồng chí Thường trực Ban Bí thư: Ủy viên Trung ương Đảng.

(2) Đối với Chủ tịch nước

- Ủy viên Trung ương Đảng.

- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).

(3) Đối với Phó Chủ tịch nước: Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).

(4) Đối với Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước:

Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng Chủ tịch nước; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Văn phòng Chủ tịch nước.

(5) Đối với Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư:

- Ủy viên Trung ương Đảng.

- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).

(6) Đối với các Phó Chủ tịch Quốc hội không là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Tổng Thư ký Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Trưởng các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội:

- Đại biểu Quốc hội (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội).

- Thường trực Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội.

(7) Đối với Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội:

- Đại biểu Quốc hội (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội).

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Văn phòng Quốc hội.

(8) Đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước và Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước:

- Đại biểu Quốc hội (đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Quốc hội).

- Ủy viên Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước; Ủy viên ban chấp hành đảng bộ, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể ở cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

(9) Đối với Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư:

- Ủy viên Trung ương Đảng.

- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).

(10) Đối với các Phó Thủ tướng Chính phủ không là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư:

- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).

- Thành viên của Chính phủ.

(11) Đối với Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:

- Đại biểu Quốc hội (đối với Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ theo quy định của Quốc hội).

- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng Chính phủ; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Văn phòng Chính phủ.

(12) Đối với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an là Ủy viên Bộ Chính trị:

- Ủy viên Trung ương Đảng.

- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).

(13) Đối với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và thứ trưởng các bộ, ngành (không phải là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư):

- Đại biểu Quốc hội (đối với bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo quy định của Quốc hội).

- Ủy viên ban cán sự đảng bộ, Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan bộ; vụ trưởng và tương đương; bí thư đảng ủy là chủ tịch hội đồng trường, chủ tịch hội đồng quản lý, chủ tịch hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước trực thuộc. Đối với những nơi chưa có chủ tịch hội đồng trường, chủ tịch hội đồng quản lý, chủ tịch hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) thì người tham dự là đồng chí bí thư là giám đốc (tổng giám đốc), hiệu trưởng.

(14) Đối với trưởng ban đảng và tương đương là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư: Ủy viên Trung ương Đảng.

(15) Đối với trưởng ban (không phải là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư), phó trưởng ban đảng và cơ quan ở Trung ương: Lãnh đạo cơ quan, Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể của cơ quan.

(16) Đối với lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:

- Ủy viên Đoàn Chủ tịch (đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); Ủy viên ban chấp hành đối với các tổ chức khác.

- Ủy viên đảng đoàn, ủy viên ban chấp hành đảng bộ, trưởng các đơn vị trực thuộc và các đoàn thể ở cơ quan (không bao gồm đồng chí Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư).

(17) Đối với Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Ủy viên ban chấp hành đảng bộ, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Trung ương Đoàn.

(18) Đối với Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:

- Đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (là Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư):

+ Ủy viên Trung ương Đảng.

+ Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).

- Đối với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:

+ Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).

+ Phó Viện trưởng, Ủy viên ban cán sự đảng, Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

-Đối với Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:

Chánh án, phó chánh án, viện trưởng, phó viện trưởng; Ủy viên ban cán sự đảng; Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng đoàn thể cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

- Đối với một số chức danh khác: Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào mô hình tổ chức để quy định cụ thể cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhưng không được trái với Quy định này.

(19) Đối với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (là Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư):

- Ủy viên Trung ương Đảng.

- Ủy viên Quân ủy Trung ương.

(20) Đối với lãnh đạo cấp trưởng và cấp phó của Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lãnh đạo cấp trưởng: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật: Lãnh đạo cấp trưởng và cấp phó của đơn vị, Ủy viên ban biên tập (Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản), Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể của cơ quan.

(21) Đối với bí thư tỉnh ủy, thành ủy là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư:

- Ủy viên Trung ương Đảng.

- Ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.

(22) Đối với Bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; Ủy viên ban thường vụ là chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.

- Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố (nếu thuộc đối tượng quy định của Quốc hội).

(23) Đối với lãnh đạo cấp phó: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật:

Lãnh đạo cấp trưởng và cấp phó của đơn vị, Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể của cơ quan.

(24) Đối với tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng và tương đương:

Tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng, Ủy viên ban chấp hành đảng bộ tổng cục, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể ở cơ quan tổng cục.

(25) Đối với cục trưởng, phó cục trưởng và tương đương:

Cục trưởng, phó cục trưởng, ủy viên cấp ủy đảng của cục (đảng ủy viên hoặc chi ủy viên), trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể ở cơ quan cục (nếu có).

Trên đây là những chức danh, chức vụ lãnh đạo tại Trung ương sẽ được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96/QĐ-TW năm 2023. Theo đó, đối với Tổng Bí thư thì Ủy viên Trung ương Đảng sẽ là người tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

Những người nào được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96/QĐ-TW? Ai sẽ ghi phiếu tín nhiệm đối với Tổng Bí Thư?

Những người nào được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96/QĐ-TW? Ai sẽ ghi phiếu tín nhiệm đối với Tổng Bí Thư? (Hình từ Internet)

Những cán bộ nào ở địa phương sẽ được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định mới nhất?

Căn cứ vào Mục III Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định 96/QĐ-TW năm 2023 thì những cán bộ sau đây ở địa phương sẽ được lấy phiếu tín nhiệm:

(1) Đối với phó chủ tịch hội đồng nhân dân và phó chủ tịch Ủy ban nhân dân (không là Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy), trưởng các ban của hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố (theo quy định của Quốc hội).

- Giám đốc sở, ngành, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

(2) Đối với giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương thuộc tỉnh, thành phố:

- Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội).

- Giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương; ủy viên ban chấp hành đảng bộ (hoặc chi bộ) sở, ban, ngành; cấp trưởng các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành; trưởng các đoàn thể ở cơ quan sở, ban, ngành.

(3) Đối với trưởng, phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Ủy viên Đoàn Chủ tịch (đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); ủy viên ban chấp hành đối với các tổ chức khác.

- Ủy viên đảng đoàn, ủy viên ban chấp hành đảng bộ, trưởng các đơn vị trực thuộc và các đoàn thể ở cơ quan.

(4) Đối với bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố:

Thành phần lấy phiếu tín nhiệm tương tự như quy định đối với cấp tỉnh.

Như vậy, những cán bộ giữ các chức danh, chức vụ lãnh đạo tại cấp địa phương nêu trên sẽ được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định mới.

Mục đích, yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị là gì?

Tại Điều 2 Quy định 96/QĐ-TW năm 2023 quy định về mục đích, yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị như sau:

- Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

- Góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ; giúp cán bộ "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ.

- Quá trình tổ chức lấy phiếu tín nhiệm phải thực hiện nghiêm theo quy định này và các văn bản liên quan, bảo đảm thực chất, góp phần tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng.

Lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tịch tỉnh có kết quả lấy phiếu tín nhiệm là tín nhiệm thấp thì hệ quả ra sao? Trình tự, thủ tục miễn nhiệm chủ tịch tỉnh?
Pháp luật
Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm khác nhau như thế nào? Hệ quả của người được lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là gì?
Pháp luật
Có lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm không?
Pháp luật
Trường hợp 01 người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng 01 lần với nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Trường hợp 01 người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì thực hiện việc miễn nhiệm với người đó ra sao?
Pháp luật
02 tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được quy định thế nào?
Pháp luật
Lấy phiếu tín nhiệm là gì? Những cán bộ nào không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96/QĐ-TW?
Pháp luật
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Xác định kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh lãnh đạo? Ai có số phiếu tín nhiệm cao nhất?
Pháp luật
Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được xem là hợp lệ khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lấy phiếu tín nhiệm
2,814 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lấy phiếu tín nhiệm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào