Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Ngày 28/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Theo đó, tại Điều 49 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về danh mục những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng như sau:
- Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, cụ thể:
+ Thành viên tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
+ Tàu bay chỉ được phép thực hiện chuyến bay khi có đủ thành phần tổ lái theo quy định của pháp luật quốc gia đăng ký tàu bay hoặc quốc gia của người khai thác tàu bay.
- Tất cả các trường hợp tuyển dụng, làm việc, học tập, lao động, công tác thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Ngoài ra, khi đã tuyển dụng mà phát hiện người lao động nhiễm HIV, người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 14 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.
Như vậy, có những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định như đã nêu trên.
Trên đây là những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP.
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào? (Hình từ internet)
Thuốc kháng HIV miễn phí được phân phối như thế nào?
Căn cứ tại Điều 51 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định về phân phối thuốc kháng HIV miễn phí như sau:
- Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cung ứng và tổ chức phân phối thuốc kháng HIV cho các đối tượng được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
- Việc phân phối thuốc do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được thực hiện như sau:
+ Đối với thuốc kháng HIV tài trợ cho Chính phủ thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm tiếp nhận, phê duyệt kế hoạch nhu cầu, phân phối và điều tiết thuốc kháng HIV trên phạm vi toàn quốc;
+ Đối với thuốc kháng HIV tài trợ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về y tế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền chịu trách nhiệm tiếp nhận, phê duyệt kế hoạch nhu cầu, phân phối và điều tiết thuốc kháng HIV trên địa bàn quản lý.
- Đối với thuốc kháng HIV dùng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV trong các trường hợp: tai nạn rủi ro nghề nghiệp, rủi ro của kỹ thuật y tế, khi tham gia cứu nạn thì cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm dự phòng cơ số thuốc theo kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 141/2024/NĐ-CP tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, thuốc kháng HIV miễn phí được phân phối được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS như sau:
- Tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:
+ Cơ sở y tế;
+ Cơ sở ngoài y tế.
- Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện như sau:
+ Đối với cơ sở y tế đã có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, hoặc quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khi triển khai tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2021/NĐ-CP.
+ Cơ sở ngoài y tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2021/NĐ-CP.
- Trước khi chính thức hoạt động ít nhất 05 ngày làm việc, tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gửi Thông báo hoạt động tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP đến Sở Y tế nơi tổ chức từ vấn đặt trụ sở chính.
- Hình thức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS gồm:
+ Tư vấn cá nhân
+ Tư vấn nhóm.
- Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bản quản lý hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS.
Theo đó, tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
*Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?