Những hành vi không được làm khi giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc BKHĐT?
- Những hành vi không được thực hiện trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc BKHĐT?
- Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc BKHĐT?
- Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc BKHĐT?
Những hành vi không được thực hiện trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc BKHĐT?
Theo quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1100/QĐ-BKHĐT năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về những hành vi không được thực hiện trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cụ thể như sau:
(1) Đối với công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả:
- Không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP .
- Yêu cầu cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu điện tử hoặc tài liệu đã được số hóa có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật, được kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC, trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được số hóa.
(2) Đối với tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
Những hành vi không được làm khi giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc BKHĐT?
Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc BKHĐT?
Tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1100/QĐ-BKHĐT năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cụ thể như sau:
(1) Tiêu chuẩn:
Công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC (sau đây viết tắt là Nghị định số 61/2018/NĐ-CP).
(2) Trách nhiệm:
Công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngoài việc thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP cần thực hiện việc số hóa hồ sơ TTHC theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2021/NĐ-CP).
(3) Quyền lợi:
Công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và các quyền lợi sau:
- Chế độ bồi dưỡng: Trưởng bộ phận và các công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa được hưởng quyền lợi theo quy định hiện hành của Nhà nước và phù hợp với Quy chế chi tiêu nội bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Trang phục: Công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được cấp trang phục và thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mỗi năm được cấp tối thiểu: 01 (một) bộ xuân hè và 01 (một) bộ thu đông/01 người.
(4) Thời hạn làm việc của công chức được cử đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả:
Thời hạn thực hiện nhiệm vụ của công chức được cử đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tối thiểu 06 tháng và tối đa không quá 24 tháng mỗi đợt theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc BKHĐT?
Đối với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thì tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1100/QĐ-BKHĐT năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định như sau:
(1) Nhiệm vụ:
- Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản Danh mục TTHC được thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
- Hướng dẫn thực hiện TTHC; tiếp nhận, số hóa hồ sơ; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ đến đơn vị chuyên môn giải quyết; trả kết quả giải quyết; lưu trữ hồ sơ TTHC; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp TTHC yêu cầu giải quyết ngay trong ngày; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch và các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Tiếp nhận, xử lý hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với công chức, viên chức liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC; chuyển ý kiến giải trình của các đơn vị chuyên môn về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân.
- Thực hiện quản lý, sử dụng và lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan theo quy định của pháp luật, bao gồm: Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ (tiếp nhận và trả kết quả) cho tổ chức, cá nhân, phiếu chuyển hồ sơ cho đơn vị chức năng có liên quan, phiếu hẹn trả kết quả.
- Nghiên cứu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ về các giải pháp cải cách TTHC được thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
- Định kỳ hằng quý và đột xuất báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Tổng hợp kết quả giải quyết TTHC do các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chánh Văn phòng Bộ giao theo quy định của pháp luật.
(2) Quyền hạn:
- Được đề nghị các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC.
- Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các đơn vị liên quan trong việc giải quyết TTHC theo đúng quy trình đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt; yêu cầu các đơn vị liên quan thông tin về tiến độ giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; đôn đốc các đơn vị liên quan xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết.
- Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá công chức, viên chức của các đơn vị liên quan cử đến công tác tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan.
- Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Đề xuất với Lãnh đạo Văn phòng Bộ và Lãnh đạo Bộ chỉ đạo Trung tâm Tin học nâng cấp, xây dựng tập trung, thống nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống này.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng Bộ giao.
(3) Cơ cấu tổ chức:
- Trưởng Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả do một Lãnh đạo Văn phòng Bộ phụ trách phòng Kiểm soát TTHC - Tổng hợp đảm nhiệm.
- Số lượng công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả gồm:
+ 02 công chức luân phiên thường trực tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc biên chế của Phòng Kiểm soát TTHC - Tổng hợp có trách nhiệm quản lý, vận hành trụ sở, trang thiết - máy móc, hệ thống mạng của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả; tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Mỗi đơn vị chuyên môn có TTHC giải quyết tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả phải cử ít nhất 01 công chức (hoặc viên chức) chuyên trách đến làm nhiệm vụ số hóa hồ sơ, giải quyết TTHC.
Danh sách công chức, viên chức được niêm yết tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?