Những hạn chế còn tồn tại trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 là gì?
- Những hạn chế còn tồn tại trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 là gì?
- Nguyên nhân còn tồn tại những hạn chế trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là do đâu?
- Ai có trách nhiệm về những tồn tại, hạn chế trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19?
Những hạn chế còn tồn tại trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 là gì?
Ngày 24/06/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết 99/2023/QH-2015 giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực, phục vụ công tác phòng chống dịch Covid, thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 vẫn còn tồn tại, hạn chế như sau:
- Việc ban hành văn bản để cụ thể hóa một số biện pháp đặc biệt, đặc cách, đặc thù quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15 có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến bị động, lúng túng, thiếu đồng bộ trong tổ chức thực hiện.
- Việc sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch còn chậm trễ, chưa giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Một số nơi chưa kịp thời chi trả chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch và chế độ đối với người tham gia phòng chống dịch.
- Sau khi kiểm soát được dịch, chưa làm tốt việc giải thể, bàn giao, quản lý tài sản, thanh toán, quyết toán liên quan đến các bệnh viện dã chiến, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với nhiều tài sản, hàng hóa tài trợ chưa kịp thời.
- Các nguồn lực huy động từ Nhân dân và các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp chưa được theo dõi, đánh giá, tổng hợp đầy đủ.
- Kết quả thực hiện một số chính sách tài khóa, tiền tệ chưa đạt như dự kiến; việc triển khai các dự án đầu tư cho lĩnh vực y tế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội còn chậm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch thiếu thống nhất, đồng bộ và còn lãng phí.
- Việc quản lý, điều động nhân lực, vật lực, tài lực có lúc chưa chủ động, hiệu quả chưa cao.
- Đặc biệt, đã có những sai phạm nghiêm trọng trong nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, cấp phép lưu hành, hiệp thương giá, tổ chức sản xuất, mua bán kít xét nghiệm COVID-19 liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước cách ly tại cơ sở dân sự, tự nguyện trả phí trong thời gian dịch COVID-19; nhiều cán bộ ở trung ương, địa phương và cá nhân có liên quan bị kỷ luật và xử lý hình sự.
Những hạn chế còn tồn tại trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên nhân còn tồn tại những hạn chế trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là do đâu?
Tại Điều 1 Nghị quyết 99/2023/QH15, nêu ra những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do dịch COVID-19 diễn biến quá nhanh và phức tạp nên việc chuẩn bị và thực hiện các giải pháp ứng phó rất khó khăn, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật hiện hành chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19 nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Một số chính sách ban hành trong bối cảnh cấp bách nên chưa có thời gian đánh giá kỹ tác động, chưa bao quát, chậm cụ thể hóa. Việc triển khai, thực hiện một số văn bản còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan ở cả trung ương và địa phương còn có nơi, có lúc thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Do phải tập trung phòng, chống dịch nên việc thống kê, tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, nắm số liệu về tình hình huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu tiêu chí thống nhất dẫn đến khó tổng hợp được số liệu chính xác, đồng bộ trong cả nước.
Nhiều trường hợp tiếp nhận tài trợ thiếu hồ sơ, giấy tờ cho, tặng, thiếu cơ sở xác định giá trị hàng hóa, tài sản dẫn đến khó khăn trong xác lập sở hữu toàn dân và quản lý, sử dụng.
Ai có trách nhiệm về những tồn tại, hạn chế trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19?
Tại Điều 1 Nghị quyết 99/2023/QH15 nêu ra trách nhiệm chính của những tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc về các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch.
Các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chịu trách nhiệm chính trong việc chưa kịp thời hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thanh toán, quyết toán, bàn giao tài sản, xác lập sở hữu toàn dân đối với các tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ.
Các địa phương trong một số trường hợp ban hành văn bản cụ thể hóa còn chậm, tổ chức thực hiện thiếu thống nhất, chưa kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?