Những điều cần biết về Kiểm sát viên? Sự khác nhau giữa Kiểm sát viên và Kiểm tra viên là gì?
Kiểm sát viên là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về kiểm sát viên cụ thể như sau:
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Theo đó, kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Những điều cần biết về kiểm sát viên? Sự khác nhau giữa Kiểm sát viên và Kiểm tra viên là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên là gì?
Đối với quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên thì tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định cụ thể như sau:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Kiểm sát viên có bao nhiêu ngạch?
Tại Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về ngạch Kiểm sát viên cụ thể như sau:
- Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
+ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Kiểm sát viên cao cấp;
+ Kiểm sát viên trung cấp;
+ Kiểm sát viên sơ cấp.
- Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Sự khác nhau giữa Kiểm sát viên và Kiểm tra viên là gì?
Tiêu chí | Kiểm sát viên | Kiểm tra viên |
Khái niệm | Là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. | Là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. |
Ngạch | - Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm sát viên cao cấp; - Kiểm sát viên trung cấp; - Kiểm sát viên sơ cấp. | - Kiểm tra viên; - Kiểm tra viên chính; - Kiểm tra viên cao cấp. |
Tiêu chuẩn bổ nhiệm | Tiêu chuẩn bổ nhiệm theo từng cấp: Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. |
Nhiệm vụ, quyền hạn | Thực hiện các công việc liên quan đến thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. | Thực hiện các công việc trợ giúp Kiểm sát viên hoặc theo sự phân công của Viện trưởng. |
Tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Về nội dung tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân thì tại Điều 93 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định chi tiết như sau:
- Số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không quá 19 người.
- Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên tại mỗi cấp Viện kiểm sát; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
Căn cứ tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
- Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên của mỗi cấp Viện kiểm sát quân sự; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Căn cứ số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự mỗi cấp sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?