Những điểm mới của Nghị định 91/2022/NĐ-CP so với Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế?
Bổ sung quy định về ngày kết thúc thời hạn nộp thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký thuế
Người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký thuế theo quy định tại Điều 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 39, 40, 41 Luật Quản lý thuế và các quy định sau:
1. Cấu trúc mã số thuế
a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác.
b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
2. Người nộp thuế thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Luật Quản lý thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Người nộp thuế là cá nhân khi thay đổi thông tin về giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu thì ngày phát sinh thông tin thay đổi là 20 ngày (riêng các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo là 30 ngày) kể từ ngày ghi trên giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.
3. Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở sang địa bàn cấp tỉnh khác theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế, cụ thể:
a) Nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn còn thiếu theo quy định.
b) Nộp đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định.
c) Đề nghị hoàn trả số tiền thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước nộp thừa (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này).
d) Được chuyển số tiền thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết để bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phát sinh tại cơ quan thuế nơi chuyển đến; số thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế để bù trừ với số phải nộp theo hồ sơ khai quyết toán thuế.
4. Người nộp thuế khi khôi phục mã số thuế theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 40 Luật Quản lý thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn còn thiếu; hoàn thành đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi khôi phục mã số thuế (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận nộp dần tiền thuế nợ theo cam kết của người nộp thuế hoặc khoản tiền nợ đã được gia hạn nộp hoặc khoản tiền nợ không phải tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế).
Theo như quy định trên thì trước đây, Nghị định 126/2020/NĐ-CP chỉ quy định đến cấu trúc mã số thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, trách nhiệm thực hiện thủ tục về thuế, khôi phục mã số thuế trong nội dung liên quan đến đăng ký thuế chứ không có quy định hướng dẫn về cách xác định ngày kết thúc của thời hạn nộp thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Tuy nhiên, tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP đã bổ sung thêm quy định về xác định ngày kết thúc của thời hạn nộp thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
...
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định này. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.
Theo đó, ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế nếu như rơi vào ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế sẽ được xác định là ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó.
Đây mà một trong những điểm mới của Nghị định 91/2022/NĐ-CP so với Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Những điểm mới của Nghị định 91/2022/NĐ-CP so với Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế?
Bổ sung trường hợp người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về những trường hợp người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế như sau:
- Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.
- Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
- Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
- Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
- Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế.
Theo như quy định trước đây thì người nộp thuế sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế trong 5 trường hợp nêu trên.
Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 91/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì sẽ có thêm 01 trường hợp mà người nộp thuế sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
...
Người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế theo tháng, quý mà trong tháng, quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nhận thu nhập.
Đây chính là điểm mới của Nghị định 91/2022/NĐ-CP so với Nghị định 126/2020/NĐ-CP về trường hợp người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế.
Sửa đổi quy định về tỷ lệ tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp?
Căn cứ vào điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
...
6. Các loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm. Cụ thể như sau:
...
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Theo như quy định trên thì tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế sẽ không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
...
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Theo đó, Nghị định 91/2022/NĐ-CP đã tăng tỷ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp từ 75% lên thành 80%. Bên cạnh đó, Nghị định 91/2022/NĐ-CP cũng đã thay đổi quy định về kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp từ 03 quý đầu năm sang thành 04 quý của cả năm.
Đây là một trong những điểm mới của Nghị định 91/2022/NĐ-CP so với Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Nghị định 91/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 30/10/2022.
Trên đây là những điểm mới của Nghị định 91/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?