Nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030 là gì?

Nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030 là gì? Câu hỏi của chị Na đến từ Quảng Ngãi.

Giải pháp phát triển văn hoá - xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng Tây nguyên đến năm 2030 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục 2 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2022 ban hành kèm theo Nghị quyết 152-NQ/CP năm 2022 chỉ ra giải pháp phát triển văn hoá - xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng Tây nguyên đến năm 2030 như sau:

- Nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của người dân; hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hoá trong đồng bào các dân tộc. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống tốt đẹp, các di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu các dân tộc Tây Nguyên; duy trì và xây dựng không gian công cộng trong buồn, làng dành cho hoạt động văn hoá cộng đồng gắn với nhà Rông, nhà dài, lễ hội Cồng chiêng; chú trọng bảo tồn và phát huy các di sản thế giới, di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, các di sản văn hoá tiêu biểu đặc trưng của vùng và di sản văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cấp vùng. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng và duy trì tốt hoạt động của các trung tâm văn hoá, sinh hoạt cộng đồng từ cấp tỉnh tới buôn, làng; huy động nguồn lực xã hội hoá để đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới các trung tâm văn hoá ở thành phố, khu đô thị, khu du lịch trọng điểm.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, coi đây là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng. Xây dựng các trung tâm đào tạo chất lượng cao tại thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Đà Lạt; mở rộng quy mô các trường đại học, cao đẳng, trong đó ưu tiên phát triển Trường Đại học Tây Nguyên. Phát triển thị trường lao động, kết nối thông tin thị trường lao động trong vùng với các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ. Tăng cường liên kết, hợp tác để đào tạo nhân lực trình độ cao, các ngành nghề đáp ứng cho yêu cầu phát triển vùng. Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, nhất là cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Có chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số học nội trú, bán trú. Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số. Tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện tốt công tác giảm nghèo,

- Tăng cường chất lượng dịch vụ y tế; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tăng cường đào tạo, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong khám, chữa bệnh. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; ứng phó kịp thời các tình huống khẩn cấp về y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ. Xây dựng một bệnh viện đa khoa trung ương, trung tâm kiểm soát bệnh tật khu vực; củng cố hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng của vùng.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho người dân tại vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu. Quan tâm giải quyết nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Vùng Tây nguyên: Nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm 2030 là gì?

Nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030 là gì? (Hình từ Internet)

Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 2 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2022 ban hành kèm theo Nghị quyết 152-NQ/CP năm 2022 chỉ ra công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW được thực hiện như sau:

- Khẩn trương triển khai công tác nghiên cứu, quán triệt nội dung Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết để tạo sự thống nhất trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng Tây Nguyên.

- Đẩy mạnh quyết tâm của các cấp, các ngành về nhiệm vụ xây dựng và phát triển vùng, nhất là về liên kết vùng, cơ chế chính sách đặc thù, phân bổ nguồn lực, nguồn nhân lực, quan hệ đối ngoại nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của Vùng, giải quyết các vấn đề trọng điểm tại Vùng, các vấn đề liên ngành, liên vùng.

Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc vùng Tây nguyên đến năm 2030 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục 2 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2022 ban hành kèm theo Nghị quyết 152-NQ/CP năm 2022 chỉ ra giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc vùng Tây nguyên đến năm 2030 như sau:

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế. Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng: Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương; mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương lên cấp 4E và Cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; mở rộng Cảng hàng khống Buôn Ma Thuột; khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ khách du lịch. Nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Ngọc Hồi - Pleiku, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa), tuyến đường sắt kết nối Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước).

- Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm gắn với sinh thái và bảo vệ môi trường, hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực, tạo thương hiệu cho du lịch vùng. Tập trung thu hút đầu tư phát triển các khu, tuyến du lịch đặc thù và sản phẩm du lịch đặc sắc gắn với bản sắc văn hoá của vùng. Xây dựng các trung tâm dịch vụ du lịch lớn: Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng, Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch Măng Đen, điểm du lịch hồ Yaly; công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông. Phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, các buôn làng dân tộc, vườn quốc gia, các khu bảo tồn. Phát triển thị trường du lịch liên vùng gắn với các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ; du lịch nội vùng gắn với các sản phẩm có thế mạnh: Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hoá, địa chất, nghỉ dưỡng núi, thám hiểm rừng, sinh thái nông nghiệp, nông thôn, thể thao mạo hiểm. Xây dựng trung tâm chăm sóc sức khoẻ cấp quốc tế, từng bước hình thành sản phẩm du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch chữa bệnh tại thành phố Đà Lạt.

Như vậy, trên đây là những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030 đã được Chỉnh Phủ đề ra và các cơ quan ban ngành phối hợp và thực hiện.

Phát triển kinh tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tình hình về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra sao?
Pháp luật
Mục tiêu trọng tâm để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới là gì?
Pháp luật
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ đạt mức dưới 3%? Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong vùng phải trên 95%?
Pháp luật
Nghị quyết 01/NQ-CP: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đặt ra mục tiêu GDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD trong năm 2023?
Pháp luật
Mục tiêu của Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam là gì? Đề án phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Pháp luật
Mức hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được quy định thế nào?
Pháp luật
Triển khai xây dựng kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2024 với các nhiệm vụ, giải pháp nào?
Pháp luật
Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ tình trạng đầu cơ bất động sản khu vực trung tâm theo nội dung Đề án Phát triển kinh tế đô thị?
Pháp luật
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế: Các Bộ, ngành liên quan được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 sẽ đạt được những mục tiêu gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế
2,603 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển kinh tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển kinh tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào