Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo năm 2023 là gì?
- Các hành vi cấm trong hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát là gì?
- Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo như thế nào?
- Quy trình tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân của Viện kiểm sát như thế nào?
Các hành vi cấm trong hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát là gì?
Căn cứ quy định Mục V Nội quy tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 242/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định các hành vi cấm trong hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát như sau:
- Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
- Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
- Nghiêm cấm công dân mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy, nổ, chất độc hại, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào Trụ sở tiếp công dân.
- Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
- Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
- Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
Nhiệm vụ Viện kiểm sát trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Theo quy định tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 38/HD-VKSTC năm 2022 quy định về việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát như sau:
- Viện trưởng VKSND các cấp quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác tiếp công dân, thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm tiếp công dân của Viện trưởng VKSND theo quy định của Luật Tiếp công dân và quy định của Ngành. Gắn công tác tiếp công dân thường xuyên với công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật; tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, bức xúc, kéo dài.
- Đơn vị kiểm sát, giải quyết đơn khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp tiếp công dân thường xuyên và phối hợp với đơn vị nghiệp vụ có liên quan xác định thời gian tiếp công dân đối với từng vụ việc cụ thể nhằm giải quyết kịp thời và dứt điểm đơn khiếu nại, tố cáo.
- Nâng cao trách nhiệm của công chức Kiểm sát trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và quản lý đơn đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chặt chẽ, chính xác, không để ảnh hưởng thời hạn giải quyết đơn thuộc thẩm quyền. Với đặc thù đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận rất nhiều nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết ít, do đó cần đặc biệt quan tâm đến công tác phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để phục vụ công tác kiểm sát việc giải quyết.
- Quản lý chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với các đơn cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến, đôn đốc các đơn vị, bộ phận liên quan thông báo kết quả hoặc tiến độ giải quyết cho các cơ quan chuyển đơn, người chuyển đơn biết; định kỳ hàng tháng báo cáo về VKSND tối cao (qua Vụ 12);
Quy trình tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân của Viện kiểm sát như thế nào?
Tại quy định Điều 4 Quy chế Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân của Viện kiểm sát như sau:
Tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân
1. Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.
2. Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân, gồm: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ của người được tiếp, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người gửi đơn viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
4. Việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp nhận qua tiếp công dân được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật tiếp công dân và Điều 10 Quy chế này.
Theo đó, quy trình tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân của Viện kiểm sát như sau:
Bước 1: Người tiếp công dân của Viện kiểm sát yêu cầu người dân cung cấp tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền;
Bước 2: Người tiếp công dân của Viện kiểm sát tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc;
Bước 3: Xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp nhận qua tiếp công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?