Nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải quy định tại Quyết định mới như thế nào?
Mới đây, ngày 29/5/2023, Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam bao gồm:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định tại Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không.
2. Xây dựng để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia, đề án phát triển, cơ chế, chính sách về hàng không dân dụng.
3. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng không dân dụng.
4. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
5. Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành hàng không dân dụng, đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp và kiểm soát thủ tục hành chính lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật, thực hiện pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
...
24. Về tài chính, tài sản công:
a) Quản lý tài chính, tài sản và nguồn ngân sách được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp, từ nguồn thu phí của Cảng vụ hàng không, nguồn thu từ phí, lệ phí và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
b) Cục Hàng không Việt Nam được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Tổ chức thực hiện việc thu, nộp, điều chuyển các khoản phí, lệ phí và quản lý, sử dụng nguồn thu phí được để lại theo quy định của pháp luật.
25. Là cơ quan kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của các Cảng vụ hàng không tại các cảng hàng không, sân bay trên cả nước.
26. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.
27. Được trực tiếp quan hệ với các cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Hàng không Việt Nam sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên.
Xem chi tiết các nhiệm vụ tại Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam được Bộ GTVT quy định tại Quyết định mới như thế nào? (Hình internet)
Nhiệm vụ Cục Hàng không Việt Nam về quản lý cảng hàng không, vận chuyển hàng không quy định như thế nào?
Tại khoản 7, khoản 8 Điều 2 Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định về nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam trong quản lý cảng hàng không, vận chuyển hàng không.
- Về quản lý cảng hàng không, sân bay và tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
+ Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, quy hoạch cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng);
+ Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay;
++ Tổ chức công bố việc đóng cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng);
++ Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc góp ý kiến đối với dự án xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
+ Quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng);
+ Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay;
+ Phối hợp với UBND các cấp và cơ quan có thẩm quyền quản lý khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay;
+ Chỉ đạo việc thiết lập, bảo vệ, duy trì chất lượng hệ thống thông tin bảo đảm hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay;
+ Quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
- Về quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung
+ Xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải chính sách phát triển vận chuyển hàng không và hàng không chung; tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển thị trường vận chuyển hàng không;
+ Thẩm định, trình Bộ GTVT hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung;
+ Trình Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng;
+ Cấp, cấp lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại;
+ Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài
+ Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền vận chuyển hàng không;
+ Phê duyệt các hợp đồng hợp tác liên quan đến quyền vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung; chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Nhiệm vụ Cục Hàng không Việt Nam về quản lý tàu bay, hoạt động bay được quy định như thế nào?
Tại khoản 9, khoản 10 Điều 2 Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định nhiệm vụ của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý tàu bay, hoạt động bay.
- Về quản lý tàu bay và khai thác tàu bay
+ Quản lý giao dịch bảo đảm đối với tàu bay theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị lắp trên tàu bay.
- Mục 10. Về quản lý hoạt động bay:
+ Xây dựng, trình Bộ GTVT phương án thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố đường hàng không;
+ Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải đề án thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
+ Quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay, vùng trời cho hoạt động hàng không chung trong vùng trời Việt Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;
+ Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố, phân công khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
+ Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và cơ quan liên quan khác trong việc tổ chức, sử dụng vùng trời, thiết lập, công bố, quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay hàng không dân dụng;
+ Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự, quản lý hoạt động bay đặc biệt, tìm kiếm cứu nạn, quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?