Nhiêm vụ của các Bộ, cơ quan ban ngành trong mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế xã hội?

Ngày 21/04/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 57/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội. Tôi muốn hỏi các nhiệm vụ của các Bộ và cơ quan ban ngành được Chính phủ quy định như thế nào?

Mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế xã hội?

Căn cứ Mục II Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ ban hành quy định mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội như sau:

Hoàn thiện thể chế liên kết vùng giai đoạn 2021 - 2030 nhằm tăng cường vai trò điều phối liên kết vùng của chính quyền trung ương, tạo kênh thông tin, thúc đẩy liên kết chính quyền địa phương trong vùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, huy động đa dạng các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động, dự án liên kết vùng, tận dụng nội lực và ngoại lực của các địa phương trong vùng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội vùng bền vững. Đồng thời, hoàn thiện thể chế liên kết vùng nhằm phát triển đồng bộ và tạo sự liên kết giữa các vùng gắn với liên kết các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; đổi mới phân cấp và nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.

Nhiêm vụ của các Bộ, cơ quan ban ngành trong mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế xã hội?

Nhiêm vụ của các Bộ, cơ quan ban ngành trong mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế xã hội?

Nhiêm vụ chung của các cơ quan ban ngành trong mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế xã hội?

Căn cứ Mục III Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ ban hành quy định nhiệm vụ chung của các cơ quan ban ngành để hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội như sau:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao trong Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2020 về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm; Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2020 về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; Quyết định số 825/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2020 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020 - 2025; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2019 về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2019 về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2019 về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững vùng miền Trung, định kỳ 06 tháng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát các quy hoạch liên quan (trong thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình) để điều chỉnh hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng mới hoặc điều chỉnh các quy hoạch ngành phù hợp với nhu cầu phát triển của vùng và Luật Quy hoạch 2017.

- Chủ động phối hợp trong xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin của bộ, ngành, địa phương và thông tin vùng nhằm hướng tới tăng cường chia sẻ thông tin và tiếp cận thông tin, tạo điều kiện cho nâng cao tần suất, hiệu quả phối hợp giữa các địa phương trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu chung và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các vùng.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cán bộ, công chức, viên chức liên quan về lợi ích của liên kết vùng và các hệ lụy do thiếu hợp tác đối với nền kinh tế quốc gia, vùng và địa phương.

- Rà soát, kiện toàn trong hoạt động đầu tư nâng cấp, tăng cường tiềm lực đối với các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ, ngành trung ương đóng tại các vùng kinh tế - xã hội để các cơ sở này có đủ năng lực và điều kiện để giải quyết các vấn đề đặt ra của vùng.

- Thường xuyên trao đổi, đối thoại với các bộ, ngành, địa phương tham gia điều phối vùng và cộng đồng doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu, các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách phát triển vùng, từ đó có giải pháp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ kịp thời.

Nhiệm vụ của các Bộ trong mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế xã hội?

Căn cứ Mục III Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ ban hành quy định nhiệm vụ của các Bộ để hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội như sau:

(1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Khẩn trương hoàn thành xây dựng và trình phê duyệt Quy hoạch các vùng kinh tế - xã hội trong quý IV năm 2022 theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí hoặc hướng dẫn lựa chọn các dự án mang tính chất liên vùng; trên cơ sở đó rà soát, tổng hợp danh mục chương trình, dự án kết nối, có tác động liên vùng đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 khi có chủ trương của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, hàng năm rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng.

- Chủ trì, làm việc với các đối tác phát triển và các nhà tài trợ xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu tư các dự án liên kết vùng giai đoạn 2021 - 2025 (nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi,...), trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư các dự án trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi, quản lý và bảo vệ tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu,... và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách vùng.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu xây dựng phương án huy động nguồn lực để triển khai các dự án có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng dự thảo Quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng cho 05 vùng kinh tế - xã hội (gồm: vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; vùng Đông Nam Bộ; vùng Trung du và miền núi phía Bắc; và vùng Tây Nguyên) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý II năm 2022.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hình thành không gian phát triển các “cụm vùng”, “tiểu vùng” phù hợp trong từng vùng kinh tế - xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, đề xuất phương án hoàn thiện pháp luật về phát triển vùng trong giai đoạn 2026 - 2030, báo cáo Chính phủ theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu tính khả thi của việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo từng vùng trong giai đoạn 2026 - 2030.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu phương án phân vùng kinh tế - xã hội hợp lý trong giai đoạn 2021 - 2025 để tạo nền tảng lập quy hoạch vùng giai đoạn tiếp theo.

(2) Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan nghiên cứu, cơ chế phân chia lợi ích, chia sẻ tài chính và các nguồn thu từ các chương trình, dự án liên kết vùng.

- Chủ trì, nghiên cứu báo cáo Chính phủ đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn dưới luật tạo cơ chế thuận lợi cho việc phối hợp nguồn lực giữa các địa phương nhằm thực hiện các mục tiêu chung của vùng, sau khi Bộ Chính trị thông qua Đề án “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bố ngân sách nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan”.

(3) Bộ Giao thông vận tải:

Tập trung nguồn lực nhà nước và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đồng bộ hóa hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, tạo liên kết vùng như: các công trình trên trục hướng tâm, các vành đai, các đường kết nối cảng biển và hành lang vận tải quốc tế.

(3) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Xây dựng đề án thành lập: trung tâm vùng để cảnh báo ô nhiễm xuyên biên giới phía Bắc; trung tâm thông tin dữ liệu về tài nguyên và môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long và trung tâm nghiên cứu quốc tế về rác thải nhựa biển.

(4) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, dự báo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; định hướng về việc làm, giáo dục nghề nghiệp cho người lao động phù hợp từng địa phương tham gia liên kết vùng.

Nhiệm vụ của các cơ quan khác trong mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế xã hội?

Căn cứ Mục III Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ ban hành quy định như sau:

(1) Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền xem xét thành lập Hiệp hội doanh nghiệp của vùng để thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vùng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, đánh giá độc lập và có báo cáo định kỳ về tính tổng thể trong phát triển kinh tế - xã hội các vùng, về hiệu quả hoạt động phối hợp, liên kết vùng của từng địa phương.

(2) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Chủ động đề ra giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phát triển vùng và chủ động triển khai liên kết vùng; đồng thời kịp thời đề xuất với các cấp có thẩm quyền những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách vùng.

- Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, hoàn thành trong quý IV năm 2022.

- Chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thẩm quyền ban hành kịp thời các văn bản để điều chỉnh các hoạt động/nhiệm vụ liên quan tới vấn đề phát triển vùng và liên kết vùng.

- Chủ động huy động tối đa các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn giữa trung ương và địa phương, tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án trọng điểm, có tính đột phá tạo ra liên kết vùng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tham gia công tác liên quan tới phát triển vùng và liên kết vùng.

Vùng kinh tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiêm vụ của các Bộ, cơ quan ban ngành trong mục tiêu hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế xã hội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vùng kinh tế
679 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vùng kinh tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào