Nhân lực của Nhà thầu trong hợp đồng thi công xây dựng thiếu năng lực thì chủ đầu tư có thể sa thải không?
Nhân lực của Nhà thầu trong hợp đồng thi công xây dựng thiếu năng lực thì chủ đầu tư có thể sa thải không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12.4 Điều 12 Phần 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ chung của Nhà thầu
...
12.4 Nhân lực của Nhà thầu
Nhân lực của Nhà thầu phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp về nghề nghiệp, công việc của họ. Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu sa thải (hay tác động để sa thải) bất cứ nhân lực nào ở công trường hay công trình, kể cả đại diện của Nhà thầu nếu những người đó: có thái độ sai trái hoặc thiếu cẩn thận; thiếu năng lực hoặc bất cẩn; không tuân thủ bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng; gây phương hại đến an toàn, sức khỏe hoặc bảo vệ môi trường.
Khi đó, Nhà thầu sẽ chỉ định (hoặc buộc phải chỉ định) một người khác thích hợp để thay thế. Nhà thầu phải luôn đảm bảo trật tự, an toàn cho người và tài sản trên công trường.
Theo như quy định trên, Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu sa thải (hay tác động để sa thải) bất cứ nhân lực nào ở công trường hay công trình, kể cả đại diện của Nhà thầu nếu những người đó thiếu năng lực.
Khi đó, Nhà thầu sẽ chỉ định (hoặc buộc phải chỉ định) một người khác thích hợp để thay thế.
Nhân lực của Nhà thầu trong hợp đồng thi công xây dựng thiếu năng lực thì chủ đầu tư có thể sa thải không?
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm đối với thiết bị, vật liệu của mình cấp cho Nhà thầu trong hợp đồng thi công xây dựng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12.12 Điều 12 Phần 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ chung của Nhà thầu
...
12.12. Thiết bị và vật liệu do Chủ đầu tư cấp (nếu có)
a) Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm đối với thiết bị, vật liệu của mình cấp cho Nhà thầu.
b) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với từng thiết bị, vật liệu của Chủ đầu tư trong khi người của Nhà thầu vận hành, lái, điều khiển, sử dụng, quản lý hoặc kiểm soát nó.
Số lượng thích hợp và số tiền phải trả (với giá đã nêu) để sử dụng thiết bị của Chủ đầu tư đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Nhà thầu phải thanh toán số tiền này cho Chủ đầu tư.
Chủ đầu tư phải cung cấp, miễn phí “các vật liệu do mình cung cấp” (nếu có) theo các chi tiết nêu trong các yêu cầu của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu rủi ro và dùng chi phí của mình, cung cấp những vật tư này tại thời điểm và địa điểm được quy định trong hợp đồng. Nhà thầu phải kiểm tra những vật liệu này và phải thông báo kịp thời cho Chủ đầu tư về sự thiếu hụt, sai sót hoặc không có của những vật liệu này. Trừ khi hai bên có thỏa thuận khác, Chủ đầu tư phải xác định ngay sự thiếu hụt, sai sót như đã được thông báo.
Sau khi được kiểm tra, vật liệu do Chủ đầu tư cấp sẽ phải được Nhà thầu bảo quản và giám sát cẩn thận. Trách nhiệm kiểm tra, bảo quản của Nhà thầu không làm giảm trách nhiệm của Chủ đầu tư đối với sự thiếu hụt, sai sót, lỗi không thấy rõ khi kiểm tra.
Theo như quy định trên, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm đối với thiết bị, vật liệu của mình cấp cho Nhà thầu.
Đồng thời, Chủ đầu tư phải cung cấp, miễn phí “các vật liệu do mình cung cấp” (nếu có) theo các chi tiết nêu trong các yêu cầu của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu rủi ro và dùng chi phí của mình, cung cấp những vật tư này tại thời điểm và địa điểm được quy định trong hợp đồng.
Quyền của Chủ đầu tư trong hợp đồng thi công xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11.1 Điều 11 Phần 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định quyền của Chủ đầu tư trong hợp đồng thi công xây dựng như sau:
- Chủ đầu tư có quyền kiểm tra, giám sát nhưng không được gây cản trở hoạt động thi công bình thường của Nhà thầu và bất kỳ chậm trễ, trì hoãn hay yêu cầu bổ sung kéo dài nào trong việc kiểm tra/kiểm định của Chủ đầu tư thì đều không được tính vào tiến độ thi công của Nhà thầu;
- Nếu Chủ đầu tư xét thấy mình có quyền với bất kỳ khoản thanh toán nào theo bất cứ điều nào hoặc các quy định khác liên quan đến hợp đồng thì phải thông báo và cung cấp các chi tiết cụ thể cho Nhà thầu.
- Trường hợp Chủ đầu tư nhận thấy vấn đề hoặc tình huống dẫn tới khiếu nại phải thông báo cho Nhà thầu càng sớm càng tốt. Các thông tin chi tiết phải xác định cụ thể điều khoản hoặc cơ sở khiếu nại khác và phải bao gồm chứng minh của số tiền và sự kéo dài mà Chủ đầu tư tự cho mình có quyền được hưởng liên quan đến hợp đồng. Chủ đầu tư sau đó phải quyết định:
+ Số tiền (nếu có) mà Chủ đầu tư có quyền yêu cầu Nhà thầu thanh toán;
+ Kéo dài (nếu có) thời hạn thông báo sai sót;
Chủ đầu tư có thể khấu trừ số tiền này từ bất kỳ khoản nợ hay sẽ nợ nào của Nhà thầu. Chủ đầu tư chỉ được quyền trừ hoặc giảm số tiền từ tổng số được xác nhận khoản nợ của Nhà thầu hoặc theo một khiếu nại nào khác đối với Nhà thầu theo khoản này;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư 02/2023/TT-BXD sẽ có hiệu lực từ ngày 20/4/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?