Nhà thầu chính có cần chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện hay không?
- Nhà thầu chính có cần chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện hay không?
- Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
Nhà thầu chính có cần chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về nhà thầu phụ như sau:
- Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chỉnh để thực hiện một hoặc một số hạng mục công việc của gói thầu. Nhà thầu chính phải kê khai nhà thầu phụ và các hạng mục công việc dành cho nhà thầu phụ theo Mẫu số 21A Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Trường hợp tại thời điểm tham dự thầu, nhà thầu chính chưa xác định được nhà thầu phụ thì phải kê khai các hạng mục công việc dự kiến dành cho nhà thầu phụ.
- Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc đo nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chính, trừ trường hợp quy định tại Mục 30.5 CDNT. Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ). Trường hợp trong HSDT nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các côngviệc thuộc gói thầu.
- Nhà thầu chính chi được sử dụng nhà thầu phụ thực | hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu theo quy định tại BDL.
- Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận.
- Chủ đầu tư có thể cho phép nhà thầu chính sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt theo quy định tại BDL. Trong trường hợp nảy, nhà thầu chính phải kê khai danh sách nhà thầu phụ đặc biệt theo Mẫu số 21B Chương IV – Biểu mẫu dự thầu và kê khai về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt. Bên mời thầu sẽ đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 2.3 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.
Trường hợp nhà thầu phụ đặc biệt không đáp ứng yêu cầu của HSMT và nhà thầu chính có năng lực, kinh nghiệm không đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc đã dành cho nhà thầu phụ đặc biệt thì HSDT của nhà thầu được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu của HSMT.
Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
- Đối với gói thầu áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước, việc áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước thực hiện theo quy định tại BDL.
- Nguyên tắc ưu đãi thực hiện theo quy định tại BDL,
- Đối tượng ưu đãi thực hiện theo quy định tại BDL,
- Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá HSDT để so sánh HSDT, xếp hạng nhà thầu. Cách tính ưu đãi được thực hiện theo quy định tại BDL.
- Trường hợp các nhà thầu tham dự đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không tiến hành đánh giá và xác định giá trị ưu đãi. Trường hợp thuộc đối tượng ưu đãi, nhà thầu phải đính kèm tài liệu chứng minh trong HSDT.
Nhà thầu chính có cần chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện hay không? (Hình từ internet)
Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về đánh giá hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
“33. Đánh giá HSDT
33.1. Bên mời thầu sẽ áp dụng các tiêu chí đánh giá liệt kê trong Mục này và phương pháp đánh giá theo quy định tại BDL để đánh giá các HSDT. Không được phép sử dụng bất kỳ tiêu chí hay phương pháp đánh giá nào khác.
33.2. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSDT:
a) Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSDT được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;
b) Nhà thầu có HSDT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.
33.3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT trên cơ sở các tài liệu chứng minh do nhà thầu cung cấp theo quy định tại Mục 16 CDNT. Đối với các nội dung về nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công chủ yếu, việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở thông tin do nhà thầu kê khai trong HSDT. Trường hợp nhân sự chủ | chốt, thiết bị thi công chủ yếu mà nhà thầu kê khai trong HSDT không đáp ứng yêu cầu của HSMT, Bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công chủ yếu để đáp ứng yêu cầu của HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp. Trường hợp nhà thầu T không có nhân sự, thiết bị thay thế đáp ứng yêu cầu của HSMT thì HSDT của nhà thầu bị loại;
b) Nhà thầu được đánh giá là đạt ở các nội dung về năng lực, kinh nghiệm thì được chuyển sang đánh giá về kỹ thuật,
33.4, Đánh giá về kỹ thuật và đánh giá về tài chính:
a) Việc đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 3 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT:
b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giả tiếp về tài chính theo quy định tại Mục 4 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.
33.5. Sau khi đánh giá về tài chính, Bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà thầu trình Chủ đầu tư phê duyệt. Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định tại BDL. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời vào thương thảo hợp đồng. Trường hợp có một nhà thầu vượt qua bước đánh giá về tài chính thì không cần phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhả thầu.
33,6. Trường hợp nhà thầu kê khai nhân sự chủ chốt, thiết bị | thi công chủ yếu không trung thực thi nhà thầu không được thay thế nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công chủ yếu khác, HSDT của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?