Nhà sản xuất, nhập khẩu khẩu các sản phẩm, bao bì để đưa vào sử dụng có phải tái chế sản phẩm bao bì đó không?

Tôi có một công ty nhập khẩu săm lốp. Tôi muốn hỏi đối với sản phẩm nhập nhập khẩu là săm, lốp thì có phải thực hiện tái chế bắt buộc hay không? Nếu có thì có quy định về tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc hay không? Tôi xin cảm ơn!

Nhà sản xuất, nhập khẩu khẩu các sản phẩm, bao bì để đưa vào sử dụng có phải tái chế sản phẩm bao bì đó?

Theo khoản 1 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì, cụ thể gồm các nhóm sản phẩm sau:

- Bao bì.

- Ác quy và pin.

- Săm, lốp.

- Dầu nhớt.

- Các thiết bị điện - điện tử.

- Phương tiện giao thông.

Như vậy, trong trường hợp này nhà sản xuất, nhập khẩu săm, lốp thuộc các trường hợp phải tái chế bắt buộc. Vì thế bạn phải thực hiện tái chế bắt buộc đối với loại sản phẩm này khi đưa vào sử dụng tại thị trường Việt Nam.

Nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì có phải thực hiện tái chế bắt buộc

Nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì có phải thực hiện tái chế bắt buộc

Các trường hợp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì không phải tái chế là gì?

Theo khoản 2 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CPkhoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các đối tượng sau đây không phải thực hiện trách nhiệm tái chế:

- Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:

"Điều 54. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ,nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế hằng năm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Việc đóng góp, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Mức đóng góp tài chính và mức kinh phí hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật"

- Nhà sản xuất bao bì quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng;

- Nhà nhập khẩu bao bì quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.

Vậy nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì thuộc các trường hợp nêu trên thì không phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì.

Tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc đối với sản phẩm và bao bì được quy định như thế nào?

Theo Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc đối với sản phẩm, bao bì được sản xuất và nhập khẩu như sau:

"Điều 78. Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc
1. Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
2. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì trong 3 năm đầu tiên được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường.
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc. Việc tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.
4. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được bảo lưu phần tỷ lệ chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.
5. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì sau 03 năm đầu tiên thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và ban hành trước ngày 30 tháng 9 năm cuối cùng của chu kỳ 03 năm để áp dụng cho chu kỳ 03 năm tiếp theo.
6. Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì. Quy cách bắt buộc đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này."

Nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì thuộc trường hợp tại quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì bắt buộc phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì theo tỷ lệ và quy cách như quy định trên.

Tái chế sản phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ năm 2022, các đối tượng nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì? Hình thức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì như thế nào?
Pháp luật
Vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nhà sản xuất, nhập khẩu khẩu các sản phẩm, bao bì để đưa vào sử dụng có phải tái chế sản phẩm bao bì đó không?
Pháp luật
Đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì? Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tái chế sản phẩm
1,485 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tái chế sản phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tái chế sản phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào