Nguyện vọng 1 là gì? Nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 khác nhau như thế nào khi đăng ký xét tuyển đại học?
Nguyện vọng 1 là gì? Nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 khác nhau như thế nào khi đăng ký xét tuyển đại học?
Căn cứ theo điểm a khoản 7 Phần I Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 quy định về đăng ký và xử lý nguyện vọng như sau:
I. Đối với thí sinh
...
7. Đăng ký và xử lý nguyện vọng:
a) Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần:
- Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống;
- Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia);
- Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại ĐATS của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký);
- Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển;
- Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định.
...
>> Theo đó, khi đăng ký nguyện vọng đại học thì các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết.
Ví dụ: nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3,...
Có thể hiểu nguyện vọng 1 là là nguyện vọng cao nhất. Nguyện vọng 2 sẽ đứng sau nguyện vọng 1 (tương tự như các nguyện vọng còn lại, chẳng hạn, nguyện vọng 3 đứng sau nguyện vọng 2...)
>> Mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển.
Có thể hiểu nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất. Do đó, nếu thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 thì sẽ không xét tiếp các nguyện vọng còn lại.
Tuy nhiên, nếu thí sinh trượt nguyện vọng 1 mà có đăng kí nguyện vọng 2, 3, 4... thì sẽ xét tiếp tục theo thứ tự từ trên xuống. Nếu trúng tuyển nguyện vọng 2 thì sẽ không xét tiếp các nguyện vọng còn lại.
Nếu lại trượt nguyện vọng 2 thì thí sinh sẽ được xét tiếp tục các nguyện vọng tiếp theo (nếu có đăng kí).
Nguyện vọng 1 là gì? Nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 khác nhau như thế nào khi đăng ký xét tuyển đại học? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xét tuyển đại học 2024 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc xét tuyển đại học 2024 như sau:
- Điểm trúng tuyển được xác định để số lượng tuyển được theo từng ngành, chương trình đào tạo phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào;
- Đối với một ngành đào tạo (hoặc một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT;
- Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, cơ sở đào tạo có thể sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn);
- Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên được quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Việc bảo lưu kết quả trúng tuyển đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định bảo lưu kết quả trúng tuyển như sau:
(1) Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
(i) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
(ii) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
(2) Thí sinh thuộc diện quy định tại (1) phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người quy định tại (i).
(3) Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục.
Đối với trường hợp quy định tại (1) có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?