Nguyên tắc thực hiện thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở theo Quy định 113-QĐ/TW 2023 như thế nào?
Nguyên tắc thực hiện thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở theo Quy định 113-QĐ/TW 2023 như thế nào?
Ngày 10/7/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 113-QĐ/TW năm 2023 Tại đây về thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho Đảng ủy cơ sở mà cấp trên trực tiếp không phải tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương (gọi tắt là "đảng ủy cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở").
Theo đó, nguyên tắc thực hiện thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở được quy định tại Điều 2 Quy định 113-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Nguyên tắc thực hiện thí điểm
1. Thực hiện thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở mà cấp trên trực tiếp không phải là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương bảo đảm đúng chủ trương, quy định của Đảng; chặt chẽ, thận trọng và chỉ thực hiện ở những đảng bộ thực sự cần thiết.
2. Hằng năm, cấp uỷ trực thuộc Trung ương và cấp uỷ cấp trên trực tiếp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, nếu thấy đảng uỷ cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo quy định thì tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, thu hồi quyết định, sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức Trung ương
3. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp cần tạo điều kiện để đảng uỷ cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở thực hiện hiệu quả, đúng quy định quyền hạn được giao; bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Như vậy, việc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở được thực hiện theo 03 nguyên tắc nêu trên.
Nguyên tắc thực hiện thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở theo Quy định 113-QĐ/TW 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy định 113-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Điều kiện, thẩm quyền thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở
1. Đảng bộ cơ sở khi có đủ các điều kiện sau đây thì đảng uỷ được xem xét thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở:
- Có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Có nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong cùng một cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; hoạt động phạm vi rộng (nhiều tỉnh, thành phố).
- Có số lượng từ 400 đảng viên trở lên.
- Là đảng bộ có 3 năm liền hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
2. Việc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở do đảng uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
Như vậy, thẩm quyền thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở sẽ do đảng uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
Đảng ủy cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Tại Điều 4 Quy định 113-QĐ/TW năm 2023 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của đảng ủy cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở
Đảng uỷ cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng bộ cơ sở tương ứng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định giao cho đảng ủy cơ sở một số quyền cấp trên cơ sở như sau:
1. Được lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc: Ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan uỷ ban kiểm tra, văn phòng đảng uỷ. Việc bổ trí cán bộ chuyên trách công tác đảng thực hiện theo các quy định, hướng dẫn hiện hành của Trung ương, do ban thường vụ đảng uỷ và lãnh đạo cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét, quyết định.
2. Được quyết định thành lập tổ chức cơ sở đảng trực thuộc theo quy định, sau khi được ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
3. Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của đảng uỷ được giao quyền cấp trên cơ sở về công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của Đảng.
4. Ban thường vụ đảng uỷ được quyết định kết nạp đảng viên, kỷ luật khai trừ đảng viên, khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên, chuyển sinh hoạt cho tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp đến các đảng bộ cấp trên cơ sở; quản lý hồ sơ, dữ liệu đảng viên.
5. Ban thường vụ đảng uỷ mỗi tháng họp một lần, đảng uỷ họp thường lệ ba tháng một lần, họp bất thường khi cần.
Như vậy, Đảng uỷ cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở có các nhiệm vụ, quyền hạn theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?