Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu? Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như thế nào?
- Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu?
- Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như thế nào?
- Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có trách nhiệm gì trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ?
- Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu?
Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu?
Căn cứ tại Điều 20 Luật Thủy sản 2017 quy định nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ:
- Ngân sách nhà nước.
- Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Quỹ cộng đồng.
- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu? Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Thủy sản 2017 quy định về việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước như sau:
- Cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm sau đây:
+ Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước.
+ Thực hiện chế độ quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Bố trí người có chuyên môn về thủy sản làm công tác quản lý nguồn lợi thủy sản.
+ Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước.
+ Báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản.
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước.
Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có trách nhiệm gì trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Luật Thủy sản 2017 quy định tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có trách nhiệm sau:
- Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong kế hoạch quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Thực hiện chế độ quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Bố trí người có chuyên môn về thủy sản làm công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh.
- Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, thực hiện bảo tồn nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh.
- Báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản.
Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 21 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động các nguồn lực của xã hội cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập quỹ ở trung ương;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập quỹ ở cấp tỉnh căn cứ nhu cầu và nguồn lực huy động của địa phương.
3. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
b) Tài trợ, từ thiện, vốn nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Như vậy theo quy định trên nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ:
- Tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.
- Tài trợ, từ thiện, vốn nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?