Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án hay không?
Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án là ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 về thủ tục ra quyết định công nhận hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như sau:
Thủ tục ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
1. Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.
Theo đó, hòa giải viên sẽ chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu. Có thể hiểu, người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án là các bên tham gia hòa giải liên quan đến vụ việc dân sự hoặc đối thoại liên quan đến khiếu kiện hành chính.
Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án hay không? (Hình từ Internet)
Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án hay không?
Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao đã có giải đáp tại tiểu mục 3 Mục VI Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 như sau:
Căn cứ theo quy định Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì không có quy định về nghĩa vụ nộp lệ phí đối với người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Do đó, người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án không phải nộp lệ phí đối với thủ tục xét công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
Xem chi tiết tại Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022.
Phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án có trình tự ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện như sau:
- Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành;
- Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện;
- Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện;
- Người được mòi tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến;
- Hòa giải viên hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện;
- Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.
Sau đó, phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án được tiến hành như sau:
- Khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.
+ Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác.
+ Hòa giải viên phải thông báo cho những người sau:
++ Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
++ Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công;
- Hòa giải viên tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài khoản 158 - Hàng hóa kho bảo thuế phản ánh nội dung gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 158?
- Sáp nhập tỉnh: Dự kiến tổng diện tích của Tỉnh Cà Mau và Tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập là bao nhiêu?
- Bảo hiểm sức khỏe được dùng trong trường hợp nào? Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin về hoạt động kinh doanh bảo hiểm sức khỏe nhằm mục đích gì?
- Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Chương trình “Hẹn ước Bắc Nam” và trình chiếu ánh sáng bằng Drone sẽ được tổ chức tại đâu?
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ? Viết đoạn văn 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng điệp ngữ? Nhiệm vụ của học sinh?