Người phải thi hành án phải chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Người phải thi hành án phải chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Tôi có thắc mắc liên quan tới thi hành án mong được giải đáp. Người bạn của tôi có nói với tôi rằng khi mình bị cưỡng chế thi hành án thì mình phải chịu luôn chí phi thi hành án. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng theo như pháp luật hiện nay quy định thì người phải thi hành án phải chi trả những chi phí cưỡng chế thi hành án nào? Mong sớm được phản hồi. Xin cảm ơn.

Căn cứ để thực hiện cưỡng chế thi hành án

Tại Điều 70 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về căn cứ thực hiện cưỡng chế thi hành án cụ thể như sau:

Điều 70. Căn cứ cưỡng chế thi hành án
Căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm:
1. Bản án, quyết định;
2. Quyết định thi hành án;
3. Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.

Chi phí cưỡng chế thi hành án

Chi phí cưỡng chế thi hành án

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án

Căn cứ theo Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án cụ thể như sau:

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Người phải thi hành án phải trả những chi phí cưỡng chế thi hành án nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về người phải thi hành án phải trả những chi phí cưỡng chế thi hành án cụ thể như sau:

1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:

- Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;

- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án

- Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

- Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;

- Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;

- Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

Trước khi người phải thi hành án trả chi phí cưỡng chế thi hành án thì chi phí cưỡng chế thi hành án được lấy từ đâu?

Trước khi người phải thi hành án trả chi phí cưỡng chế thi hành án thì chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ Ngân sách nhà nước. Việc tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án được quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

1. Việc tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án được thực hiện như sau:

- Ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí trong dự toán của cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án. Mức bố trí cụ thể cho từng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng giao sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải thi hành án, người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự.

- Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án hoặc dự trù chi phí cưỡng chế trong trường hợp không phải lập kế hoạch cưỡng chế, trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt. Dự toán chi phục vụ cưỡng chế được lập căn cứ vào nội dung chi, mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước và thông báo cho đương sự biết trước ngày tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43 Luật Thi hành án dân sự.

Trên cơ sở dự trù chi phí cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp đương sự tự nguyện nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế.

Như vậy, theo quy định trên thì người phải thi hành án phải trả những chi phí cướng chế thi hành án như chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án; chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án; chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản; chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án; chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ và tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

Trên đây là một số thông tin về cưỡng chế thi hành án mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Cưỡng chế thi hành án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thẩm quyền hủy quyết định cưỡng chế thi hành án có do tòa án quyết định không?
Pháp luật
Các nội dung chính cần có trong kế hoạch cưỡng chế thi hành án là gì? Việc lên kế hoạch phải gửi cho ai, trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc cưỡng chế thi hành án như thế nào? Việc thông báo về việc cưỡng chế thi hành án phải được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Có được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án phong tỏa tài khoản và kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại tại cùng một thời điểm không?
Pháp luật
Thu hồi con dấu có được xem là biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không?
Pháp luật
Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại phải căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Việc cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định chỉ được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Việc cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được thực hiện bằng những biện pháp nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định cưỡng chế trả vật trong thi hành án dân sự mới nhất theo Thông tư 04/2023/TT-BTP?
Pháp luật
Người phải thi hành án phải chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Ai sẽ chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cưỡng chế thi hành án
5,451 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cưỡng chế thi hành án

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cưỡng chế thi hành án

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào