Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện gì? Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm như thế nào?
Đối tượng nào được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
1. Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
c) Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
a) Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này là không quá 03 tháng. Trường hợp hết thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng mà hộ gia đình, cá nhân không nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hộ gia đình, cá nhân khác nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời hoặc có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội theo quy định.
Theo đó, đối tượng nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng gồm có:
- Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:
+ Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
+ Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
+ Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
+ Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
+ Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện gì? Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ internet)
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;
c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;
- Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
- Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;
- Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện là tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em và có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
...
3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm sau:
- Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
- Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
- Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?