Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm dịch vụ việc làm có đúng không?
Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm dịch vụ việc làm có đúng không?
Điều 13 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm như sau:
Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí.
2. Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung cầu lao động.
4. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
5. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan trực tiếp quản lý và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
Như vậy, theo quy định trên, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm trong việc thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí cho người lao động.
Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm dịch vụ việc làm có đúng không?
Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm những nhiệm vụ gì?
Tại Điều 7 Nghị định 23/2021/NĐ-CP nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm:
- Hoạt động tư vấn, gồm:
+ Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
+ Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyến; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
+ Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
+ Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
- Giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
+ Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
- Phân tích và dự báo thị trường lao động.
- Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
- Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Số lượng người làm việc của trung tâm dịch vụ việc làm được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về số lượng người làm việc của trung tâm dịch vụ việc làm như sau:
- Số lượng người làm việc của trung tâm dịch vụ việc làm được xác định trên cơ sở vị trí việc làm, khối lượng công việc của từng vị trí việc làm, định mức kinh tế - kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định 23/2021/NĐ-CP.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong trung tâm dịch vụ việc làm sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Bên cạnh đó, tại Điều 8 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm:
- Lãnh đạo của trung tâm dịch vụ việc làm gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, người có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể trung tâm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm. Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là phòng) thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?