Người lao động bắt buộc phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đúng không?
- Người lao động bắt buộc phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đúng không?
- Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng đến với trung tâm dịch vụ việc làm đúng không?
- Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp lại không?
Người lao động bắt buộc phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đúng không?
Tại Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thông báo về việc tìm kiếm việc làm:
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
đ) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc một trong các trường hợp tại các Điểm b, c, d, đ của Khoản này thì người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện. Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
…
5. Trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm.
6. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là đã thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm khi đã ghi đúng và đầy đủ các nội dung trong thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm và chịu trách nhiệm về nội dung thông báo.
Như vậy, theo quy định trên, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
Người lao động bắt buộc phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng đến với trung tâm dịch vụ việc làm đúng không?
Tại Điều 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Theo đó, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp lại không?
Việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 20 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mà tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng đến với trung tâm dịch vụ việc làm nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mà tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định thì tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Đáp án tuần 1: Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết, mới nhất?
- Năm 2025 tiếp tục tăng lương cơ sở 30% hay bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới đối với CBCCVC và LLVT?
- Gọi điện báo cháy số nào? Gọi xe đến chữa cháy có tốn tiền không? Báo cháy chậm trễ hay báo cháy giả bị phạt thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập hội từ ngày 26/11/2024 gồm những gì? Nội dung chính của điều lệ hội như thế nào?