Người không có lương hưu bao nhiêu tuổi sẽ được nhận tiền trợ cấp? Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội khi đối tượng thay đổi nơi cư trú thế nào?
Người không có lương hưu bao nhiêu tuổi sẽ được nhận tiền trợ cấp?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Theo đó, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Như vậy, theo quy định trên, người không có lương hưu từ đủ 80 tuổi trở lên mới nhận được tiền trợ cấp hàng tháng.
Người không có lương hưu bao nhiêu tuổi sẽ được nhận tiền trợ cấp? Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội khi đối tượng thay đổi nơi cư trú thế nào? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp đối với người không có lương hưu sẽ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi.
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 80 tuổi trở lên.
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
Theo đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về Mức chuẩn trợ giúp xã hội:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức trợ cấp đối với người không có lương hưu từ đủ 80 tuổi trở lên sẽ là 1*360.000=360.000 đồng/tháng.
Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội khi đối tượng thay đổi nơi cư trú bao gồm những thủ tục nào?
- Đối với trường hợp chi trả trợ cấp xã hội đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây (khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP):
+ Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
- Đối với trường hợp chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định sau đây (khoản 4 Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP):
+ Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại nơi cư trú cũ, sau đó gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho đối tượng. Thời gian hưởng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?