Người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt nào?
Người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt nào?
Căn cứ Thông tư 33/2023/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/5/2023.
Vộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt
1. Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu người khai hải quan chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì được nộp bổ sung để được xem xét áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu hoặc miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan đã được giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
b) Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa: qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc các công tác nghiệp vụ khác, cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa hoặc người khai hải quan tự phát hiện thay đổi mã số hàng hóa dẫn đến thay đổi thuế nhập khẩu so với thời điểm làm thủ tục hải quan. Trường hợp thay đổi mã số hàng hóa làm ảnh hưởng đến tiêu chí xuất xứ ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì xử lý theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trường hợp hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư: Qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong 03 trường hợp đặc biệt sau:
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng;
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa;
- Trường hợp hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư.
Trong đó, trong trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, hàng hóa nhập khẩu đang ở thời điểm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì người khai hải quan phải khai, nộp bổ sung thuế tương ứng với biện pháp phòng vệ thương mại bị áp dụng.
Người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp đặc biệt là khi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt
...
3. Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;
b) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp đặc biệt được xác định như sau:
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: Là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng.
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa hoặc hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư:
Là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu.
Thông tư 33/2023/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ khi nào?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 và thay thế các Thông tư sau đây:
...
Theo đó, Thông tư 33/2023/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ 15/7/2023.
Xem chi tiết nội dung Thông tư 33/2023/TT-BTC Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?