Người hưởng chế độ cử tuyển có phải hoàn trả chi phí đào tạo nếu bị kỷ luật buộc thôi việc trong thời gian làm việc theo sự điều động không?
- Người hưởng chế độ cử tuyển có phải hoàn trả chi phí đào tạo nếu bị kỷ luật buộc thôi việc trong thời gian làm việc theo sự điều động không?
- Nếu người hưởng chế độ cử tuyển thuộc trường hợp phải bồi hoàn, thì cách tính chi phí bồi hoàn như thế nào?
- Thẩm quyền quyết định thu hồi và thời hạn thực hiện việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học chế độ cử tuyển này?
Người hưởng chế độ cử tuyển có phải hoàn trả chi phí đào tạo nếu bị kỷ luật buộc thôi việc trong thời gian làm việc theo sự điều động không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định người theo học chế độ cử tuyển có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Người học theo chế độ cử tuyển có những quyền sau đây:
+ Được thông tin đầy đủ về chế độ cử tuyển;
+ Được cấp học bổng, miễn học phí và hường các chế độ ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian đào tạo;
+ Được tiếp nhận hồ sơ để xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Người học theo chế độ cử tuyển có những nghĩa vụ sau đây:
+ Cam kết trước khi được cử tuyển và chấp hành sự cam kết với cơ quan cứ đi học trở về làm việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp;
+ Chấp hành các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của các cơ sở giáo dục; hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định.
+ Bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo nếu thuộc các trường hợp pháp luật quy định.
Như vậy, hiện nay Nhà nước đang hỗ trợ cho những người theo học chế độ cử tuyển về chi phí và việc làm sau tốt nghiệp. Theo đó, những người này có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sau khi hoàn thành chương trình học và làm việc theo sự bố trí của địa phương.
Đồng thời căn cứ Điều 13 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định trường hợp phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo bao gồm:
- Người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, trừ các trường hợp tự thôi học do bất khả kháng.
- Người không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết.
- Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian dược hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
- Người bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.
Như vậy, người hưởng chế độ cử tuyển phải hoàn trả chi phí đào tạo nếu bị kỷ luật buộc thôi việc trong thời gian làm việc theo sự điều động.
Người hưởng chế độ cử tuyển có phải hoàn trả chi phí đào tạo nếu bị kỷ luật buộc thôi việc trong thời gian làm việc theo sự điều động? (Hình từ Internet)
Nếu người hưởng chế độ cử tuyển thuộc trường hợp phải bồi hoàn, thì cách tính chi phí bồi hoàn như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về chi phí phải bồi hoàn đối với người học cử tuyển như sau:
Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn
1. Chi phí bồi hoàn bao gồm: học bổng và các khoản chi phí đào tạo đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ cử tuyển.
2. Cách tính chi phí bồi hoàn
a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định này, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:
S = (HB+CF) x N
Trong đó: S là chi phí bồi hoàn; HB là học bổng người học được hưởng trong một tháng; CF là chi phí đào tạo người học trong một tháng; N là thời gian người học đã học theo chế độ cử tuyển được tính bằng số tháng làm tròn;
b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Nghị định này, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:
S = (T - t)/T x (HB+CF) x N
Trong đó: T là số tháng người cử tuyển phải chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động; t là số tháng người cử tuyển đã làm việc theo sự điều động; các ký hiệu: S, HB, CF và N xác định theo quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, khi không hoàn thành đúng trách nhiệm được pháp luật quy định và rơi vào trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo, người được cử tuyển phải bồi hoàn những khoản chi phí nêu trên.
Thẩm quyền quyết định thu hồi và thời hạn thực hiện việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học chế độ cử tuyển này?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo thuộc về:
- Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với trường hợp người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, trừ các trường hợp tự thôi học do bất khả kháng. Hoặc người không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động (cấp tỉnh) quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với:
+ Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian dược hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
+ Người bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.
Về thời hạn hoàn trả khoản chi phí này, căn cứ Điều 16 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định chậm nhất trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học cử tuyển có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn.
Chi phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.
Ngoài ra, trường hợp người học không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bồi hoàn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?