Người chuyển đổi giới tính được nhận quyền và phải thực hiện nghĩa vụ gì trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính?

Người chuyển đổi giới tính được nhận quyền và phải thực hiện nghĩa vụ gì trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính? Tôi là một người đang mong muốn được chuyển đổi giới tính vì tôi muốn được sống đúng với giới tính của mình. Điều khiến tôi băn khoăn và lo lắng để đến giờ này tôi còn phân vân chưa dám đi chuyển đổi giới tính là vì Việt Nam mình chưa có luật nào bảo vệ người chuyển đổi giới tính cả. Tôi có được nghe qua rằng Việt Nam đã có Dự thảo về Luật Chuyển đổi giới tính rồi, khi đã được pháp luật bảo vệ thì những người chuyển đổi giới tính như tôi được nhận quyền và phải thực hiện nghĩa vụ gì?

Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính

Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính

Chuyển đổi giới tính là gì?

Chuyển đổi giới tính là hành động mà người đề nghị chuyển đổi giới tính muốn dùng y khoa can thiệp vào giới tính của mình, giúp bản thân được sống đúng với giới tính của chính mình.

Người đề nghị chuyển đổi giới tính và người chuyển giới tính được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, tự thấy mình có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có, đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính.
2. Người chuyển đổi giới tính là người đề nghị chuyển đổi giới tính được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính theo quy định tại Luật này."

Quyền của người chuyển đổi giới tính

Trước khi Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính ban hành thì tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã có quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính như sau:

"Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."

Tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định về quyền của người chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:

- Được đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính mà không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện;

- Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;

- Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính;

- Được quyền đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;

- Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;

- Không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện;

- Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;

- Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định về nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:

"Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
2. Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
a) Tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
b) Tích cực, chủ động học tập, lao động, hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật."

Các hành vi bị cấm đối với người chuyển đổi giới tính

Tại Điều 5 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định các hành vi bị cấm sử dụng đối với người chuyển đổi giới tính như sau:

"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạo lực đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính.
2. Cản trở, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
3. Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác.
4. Triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục mà người đó không đồng ý.
5. Bắt buộc người chuyển đổi giới tính nghỉ học, thôi việc vì lý do chuyển đổi giới tính.
6. Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà không được người chuyển đổi giới tính đồng ý.
7. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện
8. Lợi dụng việc chuyển đổi giới tính để trốn tránh các nghĩa vụ pháp luật."

Như vậy, sau khi Luật Chuyển đổi giới tính ban hành, người đã tham gia, đang tham gia và muốn được tham gia chuyển đổi giới tính sẽ được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo đúng như luật định. Trên đây là các quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính mà cúng tôi cung cấp và gửi tới bạn đọc.

Xem Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính chi tiết tại đây.

Chuyển đổi giới tính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định pháp luật về chuyển đổi giới tính được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Dùng bạo lực ép con đi khám bệnh đồng tính 'LGBT' có được không? Đồng tính 'LGBT' có quyền thay đổi giới tính hay không?
Pháp luật
Việc thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính có phải là hành vi bị nghiêm cấm hay không?
Pháp luật
Chuyển đổi giới tính thì quyền nhân thân của người đó được thực hiện theo giới tính mới hay giới tính trước khi chuyển đổi?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của người chuyển giới? Chính sách của Nhà nước về chuyển đổi giới tính theo Dự thảo mới nhất?
Pháp luật
Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính mới nhất có bao nhiêu phương pháp thực hiện?
Pháp luật
Xác nhận giới tính mới cho người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đúng không?
Người chuyển giới được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính?
Người chuyển giới có được kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính không?
Pháp luật
Chuyển đổi giới tính sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì có được đổi tên hay không? Đối xử phân biệt với người đã chuyển đổi giới tính có bị phạt không?
Pháp luật
Cần phải có những hồ sơ, thủ tục gì để được công nhận là người chuyển đổi giới tính?
Pháp luật
Người chuyển đổi giới tính bằng cách chỉ sử dụng nội tiết tố sinh học thì có được hưởng quyền như những người chuyển đổi giới tính có sự can thiệp của dao kéo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển đổi giới tính
3,004 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển đổi giới tính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi giới tính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào