Nghị quyết 58/NQ-CP hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững đến năm 2025?
- Nghị quyết 58/NQ-CP hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững đặt ra mục tiêu như thế nào?
- 02 nhóm nhiệm vụ Chính phủ đề ra để hoàn thành mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp là gì?
- Giảm triệt để việc chồng chéo trong hoạt động thanh kiểm tra thuế, bảo hiểm xã hội và các hoạt động kiểm tra chuyên ngành khác?
Nghị quyết 58/NQ-CP hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững đặt ra mục tiêu như thế nào?
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.
Theo đó, Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2023 đề ra một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 nêu rõ, thời gian qua, dịch Covid-19 và các biến động phức tạp về địa chính trị kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với nguồn lực còn hạn chế, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sát sao của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chung sức, đồng lòng và quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị, sự hợp tác giúp đỡ của bàn bè quốc tế, cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, tinh thần đổi mới, chủ động thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua đã có nhiều tín hiệu phục hồi khởi sắc. Niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nghiệp tiếp tục được củng cố và có xu hướng tích cực.
Mặc dù vậy, tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đang đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới để bắt kịp xu thế mới nếu không sẽ bị giảm sức cạnh tranh và bị mất cơ hội tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Về quan điểm, Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2023 thay thế Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã khẳng định nhiều nội dung quan trọng.
Trong đó, đáng chú ý là nội dung yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo Hiến pháp và pháp luật; kiến tạo phát triển và kiểm soát rủi ro, lành mạnh hóa môi trường đầu tư kinh doanh; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự.
Chính phủ cũng xác định xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật; củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực và chính sách.
Về mục tiêu, Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2023 đặt ra đến năm 2025 nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Cụ thể:
- Đạt 1,5 triệu doanh nghiệp; 8.000-10.000 hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
- Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 30-35% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
- Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới
- Khoảng 35-40% tổng số doanh nghiệp có hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
- 100% cơ sở kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 30.000 cơ sở kinh doanh được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số.
- Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới.
- 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- 80% doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo.
Chính phủ ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững đến năm 2025?
02 nhóm nhiệm vụ Chính phủ đề ra để hoàn thành mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp là gì?
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, Chính phủ đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn, trung và dài hạn.
(1) Đối với nhiệm vụ, giải pháp chính trong ngắn hạn, Chính phủ đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, gồm:
- Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh;
- Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước;
- Khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tạo cơ hội, ổn định việc làm cho người lao động;
- Đẩy mạnh triển khai chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
(2) Đối với nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong trung và dài hạn, Chính phủ đặt ra yêu cầu:
- Các bộ ngành, địa phương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh;
-Thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tái cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0;
- Triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới.
Giảm triệt để việc chồng chéo trong hoạt động thanh kiểm tra thuế, bảo hiểm xã hội và các hoạt động kiểm tra chuyên ngành khác?
Đây là một trong những nhiệm vụ đáng chú ý thuộc nhóm nhiệm vụ ngắn hạn tại Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2023 về hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.
Theo đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh.
Trong đó, Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối với với các bộ, ngành, cơ quan liên quan giảm tối đa các hoạt động thanh tra theo quy định, xây dựng Chỉ thị thay thế Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp;
Đồng thời đặc biệt giảm triệt để việc chồng chéo trong hoạt động thanh kiểm tra thuế, bảo hiểm xã hội và các hoạt động kiểm tra chuyên ngành khác;
Yêu cầu trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2023.
Nghị quyết 58/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành tức ngày 21/4/2023 và thay thế Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?