Nghị quyết 160/2024 chưa cải cách tiền lương đối với CBCCVC và LLVT thì nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương sử dụng thế nào?
Nghị quyết 160/2024 chưa cải cách tiền lương đối với CBCCVC và LLVT thì nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương sử dụng thế nào?
Ngày 13/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 160/2024/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Cụ thể tại Điều 1 Nghị quyết 160/2024/QH15, quy định về tổng số thu và chi ngân sách trung ương năm 2025 như sau:
- Tổng số thu ngân sách trung ương là 1.020.164 tỷ đồng (một triệu, không trăm hai mươi nghìn, một trăm sáu mươi tư tỷ đồng).
Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng (chín trăm bốn mươi sáu nghìn, sáu trăm bảy mươi lăm tỷ đồng).
Sử dụng 60.000 tỷ đồng (sáu mươi nghìn tỷ đồng) nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng (năm mươi nghìn, sáu trăm mười chín tỷ đồng) nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
- Tổng số chi ngân sách trung ương là 1.523.264 tỷ đồng (một triệu, năm trăm hai mươi ba nghìn, hai trăm sáu mươi tư tỷ đồng), trong đó: dự toán 248.786 tỷ đồng (hai trăm bốn mươi tám nghìn, bảy trăm tám mươi sáu tỷ đồng) để bổ sung cân đối ngân sách (đã bao gồm khoản bổ sung cân đối tăng 2% so với dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và tăng 917,3 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh Nghệ An để thực hiện Nghị quyết 137/2024/QH15 về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An), dự toán bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (đã bao gồm số bổ sung 14.434,4 tỷ đồng để đảm bảo mặt bằng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2025 không thấp hơn dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2023).
Theo đó, trong năm 2025 sẽ sử dụng 60.000 tỷ đồng (sáu mươi nghìn tỷ đồng) nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng (năm mươi nghìn, sáu trăm mười chín tỷ đồng) nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
Nghị quyết 160/2024 chưa cải cách tiền lương đối với CBCCVC và LLVT thì nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương sử dụng thế nào? (Hình từ internet)
Phân bổ ngân sách năm 2025 thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 160/2024/QH15 quy định về việc phân bổ ngân sách năm 2025 như sau:
- Phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 theo từng lĩnh vực và chi tiết cho từng Bộ, cơ quan trung ương theo các phụ lục I, II, III và IV kèm theo Nghị quyết 160/2024/QH15.
- Phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia theo Phụ lục V kèm theo Nghị quyết 160/2024/QH15.
- Số bổ sung cân đối ngân sách, số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo Phụ lục số VI, Phụ lục VII kèm theo Nghị quyết 160/2024/QH15.
- Mức bội thu, mức vay bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương theo Phụ lục VIII kèm theo Nghị quyết 160/2024/QH15.
Lương cơ sở theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về lương cơ sở như sau:
- Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
+ Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP;
+ Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
+ Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
- Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương:
Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.
Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
- Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị tạm ngừng sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến, mã số sử dụng cơ sở dữ liệu là mẫu nào?
- Tải về mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào?
- Sổ đăng ký là gì? Việc cập nhật nội dung hủy đăng ký biện pháp bảo đảm vào Sổ đăng ký biện pháp bảo đảm do ai thực hiện?
- Từ 1/1/2025, xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như thế nào?
- Ngày 17 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 17 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?