Nghị quyết 02-NQ/TW đề ra bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam?
- Nghị quyết 02-NQ/TW đề ra bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam?
- Mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới theo Nghị quyết 02 là gì?
- Quan điểm chỉ đạo về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới thế nào?
Nghị quyết 02-NQ/TW đề ra bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam?
Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:
(1) Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở;
(2) Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
(3) Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới
(4) Xây dựng nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn
(5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn
(6) Hoàn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với công đoàn
Như vậy, Nghị quyết 02/NQ-TW năm 2021 ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Nghị quyết 02-NQ/TW đề ra bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam? (Hình từ Internet)
Mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới theo Nghị quyết 02 là gì?
Theo Mục 2 Phần II Nghị quyết 02/NQ-TW năm 2021 nêu rõ mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới như sau:
(1) Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước;
- Làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, người lao động;
- Xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước;
- Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.
(2) Mục tiêu cụ thể
* Đến năm 2025:
- Phấn đấu có 13,5 triệu đoàn viên công đoàn, hầu hết doanh nghiệp có 25 công nhân, lao động trở lên có tổ chức công đoàn; đến năm 2023 phấn đấu có 12 triệu đoàn viên.
- Phấn đấu 80% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể; đến năm 2023 đạt tỉ lệ trên 70%.
* Đến năm 2030:
- Phấn đấu có 16,5 triệu đoàn viên công đoàn; nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì phần lớn người lao động được tập hợp, tham gia một số hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
- Phấn đấu 85% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể.
* Đến năm 2045:
Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn V
Quan điểm chỉ đạo về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới thế nào?
Theo Mục 1 Phần II Nghị quyết 02/NQ-TW năm 2021 nêu rõ quan điểm chỉ đạo về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới như sau:
- Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, phù hợp với thể chế chính trị đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh là góp phần quan trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn phải phù hợp với số lượng, cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân, người lao động và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát huy vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
- Đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo nguồn lực đủ mạnh để Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ; bảo đảm tính kế thừa, ổn định, có lộ trình phù hợp, vững chắc, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?