Nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính là thời gian làm việc để hưởng chế độ phụ cấp làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không?
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính là thời gian làm việc để hưởng chế độ phụ cấp làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn không?
- Cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp như thế nào?
- Lần đầu nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các loại phụ cấp gì?
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính là thời gian làm việc để hưởng chế độ phụ cấp làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp
...
3. Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này, gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.
Theo quy định nêu trên, thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được xem là thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp.
Như vậy, trong trường hợp nghỉ thai sản, hưởng chế độ thai sản theo quy định thì khoản thời gian này không được tính là thời gian làm việc để hưởng chế độ phụ cấp làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính là thời gian làm việc để hưởng chế độ phụ cấp làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không? (Hình từ Internet)
Cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp được chia làm 02 cách sau:
*Tính theo tháng:
- Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;
- Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
* Tính theo năm:
- Dưới 03 tháng thì không tính;
- Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;
- Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.
Lần đầu nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các loại phụ cấp gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, quy định như sau:
Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
a) Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
b) Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
3. Các khoản trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí công tác chi trả ngay khi đối tượng được hưởng nhận công tác và chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, công chức lần đầu nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng các khoản trợ cấp theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?