Nghị định hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình sẽ được trình Chính phủ trong tháng 10/2023?
Nghị định hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình sẽ được trình Chính phủ trong tháng 10/2023?
Ngày 10/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023.
Theo đó, đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tại tiểu mục 11 Mục I Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
...
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Tập trung xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ trong tháng 9 năm 2023 Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2023 dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cho giai đoạn tới. Bám sát tiến độ và nội dung, kết quả tổng kết Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 để hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền dự thảo Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam trong giai đoạn tới.
b) Khẩn trương, quyết liệt thúc đẩy đổi mới xúc tiến du lịch; rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 phù hợp với tình hình thực tế để thúc đẩy hơn nữa phục hồi và phát triển du lịch; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch mới, giá trị gia tăng cao, tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024; tăng cường công tác quản lý giá dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống tại các địa bàn trọng điểm du lịch.
c) Khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ trong tháng 10 năm 2023 Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ trong tháng 10 năm 2023 Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
Nghị định hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình sẽ được trình Chính phủ trong tháng 10/2023? (Hình từ Internet)
Luật Phòng chống bạo lực gia đình mới nhất hiện nay là Luật nào? Có hiệu lực chưa?
Hiện nay, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 là Luật đang được áp dụng.
Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Căn cứ Điều 56 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, Luật đã và đang được áp dụng từ ngày 01/7/2023.
Hành vi bạo lực gia đình là những hành vi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
Như vậy, có 16 hành vi được xem là bạo lực gia đình theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?