Nghị định 78/2025/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 mới nhất?
- Nghị định 78/2025/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 mới nhất?
- Hướng dẫn lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thế nào?
Nghị định 78/2025/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 mới nhất?
Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
>>> TẢI VỀ Nghị định 78/2025/NĐ-CP
Theo đó, Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Điều 7, Điều 31, khoản 1 Điều 32, Điều 34, khoản 1 Điều 36, Điều 69, khoản 4 và khoản 5 Điều 70 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật về xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình; việc cho ý kiến đối với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương; đăng tải văn bản trên công báo điện tử; quản lý công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị định 78/2025/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, hướng dẫn lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm đăng tải dự án, dự thảo văn bản trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình theo quy định của Luật và Nghị định này, trừ trường hợp nội dung văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
- Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
+ Lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học về chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 và Nghị định 78/2025/NĐ-CP;
+ Xác định nội dung lấy ý kiến phù hợp với từng đối tượng cần lấy ý kiến, nêu rõ địa chỉ tiếp nhận ý kiến góp ý.
- Việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính trị - xã hội, pháp luật về hội.
- Hình thức lấy ý kiến:
+ Bằng văn bản;
+ Thông qua hội nghị, phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức phù hợp khác;
+ Thông qua việc đăng tải dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cổng hoặc trang thông tin điện tử.
- Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến góp ý; đăng tải bản tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý trên cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan mình chậm nhất là 25 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.
Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực được quy định như sau:
- Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
- Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản do mình ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
- Cơ quan, người có thẩm quyền có thể ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần nội dung văn bản trái pháp luật hoặc trường hợp thay đổi về thẩm quyền do việc sắp xếp, tổ chức bộ máy hoặc trường hợp không còn đối tượng áp dụng.
- Cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền khác ban hành khi phát hiện văn bản trái pháp luật hoặc trong trường hợp thay đổi về thẩm quyền do việc sắp xếp, tổ chức bộ máy.
- Cơ quan ban hành văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có trách nhiệm:
+ Rà soát, xác định nội dung văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành trái với văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế;
+ Ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để công bố một phần hoặc toàn bộ văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành văn bản xác định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP hết hiệu lực trước ngày văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có hiệu lực.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có áp dụng thuế tự vệ khi khối lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối? Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ gồm các nội dung gì?
- Chính thức Công văn 991/BNNMT-QLĐĐ hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh, xã 2025?
- Mẫu 04a TT Nghị định 99? Tải về 2 mẫu 04a Nghị định 99 mới nhất? Hồ sơ thanh toán vốn đầu tư công nguồn NSNN?
- Bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau sáp nhập tỉnh xã: thời hạn hoàn thành là khi nào? Hoàn thiện Đề án sáp nhập tỉnh xã?
- Tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường phải bảo đảm yêu cầu gì đối với việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu? Nguyên tắc dạy thêm học thêm trong nhà trường ra sao?