Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực từ 26/04/2023?
Đã có Nghị định mới nhất hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả quyền liên quan đúng không?
Ngày 26/04/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Tại đây
Nghị định 17/2023/NĐ-CP áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan.
- Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Theo đó, Nghị định hướng dẫn bao gồm 07 Chương với 116 Điều, 03 Phụ lục. Cụ thể như sau:
- Chương I: Quy định chung
- Chương II: Quyền tác giả, quyền liên quan
- Chương III: Giới hạn, ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan
- Chương IV: Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
- Chương V: Tổ chức đại diện tập thể, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
- Chương VI: Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
- Chương VII: Điều khoản thi hành
- Phụ luc I: Biểu mức tiền bản quyền khi phát sóng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan
- Phụ lục II: Biểu mức tiền bản quyền khi sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động kinh doanh, thương mại trong trường hợp giới hạn quyền tác giả,giới hạn quyền liên quan;
- Phụ lục III: Bao gồm 13 mẫu văn bản trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan
Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực từ 26/04/2023? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định mới ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Hỗ trợ tài chính để mua bản quyền cho các cơ quan, tổ chức nhà nước có nhiệm vụ phổ biến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có giá trị tư tưởng, khoa học, giáo dục và nghệ thuật phục vụ lợi ích công cộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Ưu tiên đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa phương.
3. Ưu tiên đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ và chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Tăng cường giáo dục kiến thức về quyền tác giả, quyền liên quan trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo.
5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khuyến khích sáng tạo, khai thác, chuyển giao, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
6. Ưu đãi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; thúc đẩy thực hiện việc chuyển đổi định dạng dễ tiếp cận cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận tác phẩm.
Như vậy, theo quy định mới, đối với quyền tác giả, quyền liên quan, Nhà nước có 06 chính sách nêu trên.
Nghị định hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất được áp dụng từ ngày nào?
Căn cứ quy định tại Điều 115 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2023.
2. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số diễu của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan và phần Bảo vệ quyền trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan tại Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định số 119/2010/ND-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, theo quy định trên thì Nghị định hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được áp dụng từ ngày 26/04/2023.
Nghị định 17/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2023.
Xem toàn bộ Nghị định 17/2023/NĐ-CP Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?