Nghị định 114 2024 sửa đổi Nghị định 151 2017 về quản lý, sử dụng tài sản công quy định mua sắm tài sản công từ 30/10 thế nào?
- Nghị định 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 151 về quản lý, sử dụng tài sản công quy định mua sắm tài sản công từ 30/10/2024 thế nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước hiện nay?
- Thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước từ 30/10 ra sao?
Nghị định 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 151 về quản lý, sử dụng tài sản công quy định mua sắm tài sản công từ 30/10/2024 thế nào?
NÓNG: Nghị định 115/2024/NĐ-CP hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
Xem thêm: Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 114/2024/NĐ-CP
Ngày 15 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
>> TẢI Nghị định 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
Tại Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước như sau:
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định trên này được thực hiện như sau:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Việc tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định tại Chương VI Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
- Việc mua sắm tài sản quy định tại Điều này không bao gồm mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, Nghị định 114/2024/NĐ-CP còn bổ sung Điều 3a về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước như sau:
- Vật tiêu hao là nguyên nhiên liệu, thuốc, sinh phẩm, vật tư, vật liệu, văn phòng phẩm và các vật khác khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
- Thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định mua vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Căn cứ nhu cầu sử dụng, phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện mua sắm vật tiêu hao theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Đối với vật tiêu hao bị mất đi trong quá trình sử dụng, cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng vật tiêu hao không phải thực hiện việc xử lý. Đối với vật tiêu hao không bị mất đi trong quá trình sử dụng, cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng vật tiêu hao thực hiện hủy bỏ sau khi hết hạn sử dụng hoặc hết giá trị sử dụng.
Nghị định 114 sửa đổi Nghị định 151 về quản lý, sử dụng tài sản công quy định mua sắm tài sản công từ 30/10 thế nào?
Ai có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước hiện nay?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 151/2017/NĐ-CP thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Các trường hợp khác thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công được quy định như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước từ 30/10 ra sao?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định mới về thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước từ 30/10 như sau:
Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
1. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
2. Căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện thuê tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Việc thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước quy định tại Điều này không bao gồm thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
Theo đó, thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước từ 30/10 thuộc về: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Nghị định 114/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 30/10/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?