Nghệ sĩ nhân dân có được xét làm viên chức giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I hay không?
Tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I là gì?
Trước hết, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp được nêu tại Điều 3 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh; có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với công chúng; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL đạo diễn nghệ thuật hạng I còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn như sau:
- Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm.
+ Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đạo diễn nghệ thuật.
- Về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
+ Nắm vững kiến thức tổng hợp về các loại hình văn học nghệ thuật; đặc trưng, đặc điểm của các môn nghệ thuật; các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật ở trong và ngoài nước liên quan đến nghiệp vụ;
+ Có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sáng tác, dàn dựng, chỉ huy;
+ Có năng lực chỉ đạo, khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chuyên môn; có khả năng đề xuất các giải pháp sáng tạo nghệ thuật.
Nghệ sĩ nhân dân có được xét làm viên chức giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I hay không?
Nghệ sĩ nhân dân có được xét giữ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng I hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định về yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I, như sau:
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
- Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
+ Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II hoặc tương đương có ít nhất 02 tác phẩm, chương trình dàn dựng được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật
Hoặc có ít nhất 02 tác phẩm, chương trình dàn dựng được tặng giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc (hoặc cấp quốc gia).
+ Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.
Như vậy, người được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” có thể được dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những yêu cầu về điều kiện dự thi, xét thăng hạng để giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I.
Người được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân còn cần phải thỏa mãn các tiêu chí còn lại đối với chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I đã nêu tại phần trên, bao gồm: tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và yêu cầu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II hoặc tương đương.
Đạo diễn nghệ thuật hạng I thực hiện những nhiệm vụ nghề nghiệp gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I bao gồm:
- Chủ trì xây dựng kịch bản, dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm, chương trình sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có quy mô lớn;
- Phát hiện khuynh hướng nghệ thuật mới, xác định khuynh hướng nghệ thuật của chuyên ngành; xác định và chỉ đạo tính thống nhất về phong cách nghệ thuật của đơn vị;
- Chủ trì tổ chức đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản, chỉ đạo việc xây dựng kịch bản phân cảnh, dàn dựng sân khấu, biên đạo múa, dàn dựng âm nhạc; chọn diễn viên, cộng tác viên; chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan nhằm thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình;
- Tổ chức việc xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; tổ chức sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm, chương trình; tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm, chương trình;
- Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra công chúng để tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình; tổng kết kinh nghiệm những tác phẩm, chương trình đã dàn dựng tại đơn vị; tham gia tổng kết kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên ngành.
Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?