Ngày 13 tháng 10 là ngày gì? Ngày 13 tháng 10 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 13 tháng 10 là ngày thứ mấy trong tuần?
Ngày 13 tháng 10 là ngày gì? Ngày 13 tháng 10 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 13 tháng 10 là ngày thứ mấy trong tuần?
Ngày Doanh nhân Việt Nam căn cứ theo Điều 1 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004 quy định:
Hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là "Ngày Doanh nhân Việt Nam".
Như vậy, hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Ngày 13 tháng 10 được chọn là Ngày Doanh nhân Việt Nam nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của các doanh nhân trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ngày này ra đời từ năm 2004 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, để ghi nhận và khuyến khích những đóng góp của các doanh nghiệp và doanh nhân đối với nền kinh tế nước nhà.
Ngày Doanh nhân Việt Nam không chỉ là dịp để vinh danh các doanh nhân mà còn là cơ hội để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm xã hội trong cộng đồng doanh nghiệp. Những đóng góp của họ không chỉ giúp tạo ra việc làm, phát triển nền kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tháng 10 năm 2024 theo lịch dương bắt đầu vào thứ Ba và kết thúc vào thứ Năm, bao gồm 31 ngày.
Dưới đây là lịch dương tháng 10 2024:
Theo đó, ngày 13 tháng 10 năm 2024 là ngày Thứ 3 trong tuần.
Ngày 13 tháng 10 là ngày gì? Ngày 13 tháng 10 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 13 tháng 10 là ngày thứ mấy trong tuần? (Hình ảnh Internet)
Doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 66 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện tham dự của doanh nhân bao gồm:
(1) Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức và nơi cư trú.
(2) Giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác ổn định và phát triển liên tục từ 07 năm trở lên khi tham gia danh hiệu, giải thưởng của bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và từ 05 năm trở lên khi tham gia xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị). Trường hợp doanh nhân tham gia điều hành nhiều doanh nghiệp khác nhau hoặc chuyển việc thì được cộng dồn thời gian tham gia điều hành các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác để tính làm điều kiện tham gia xét danh hiệu, giải thưởng.
(3) Tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực quản trị doanh nghiệp.
(4) Có sáng kiến cải tiến, biện pháp quản lý hoặc ứng dụng công nghệ mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
(5) Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Thực hiện tốt, đầy đủ các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
(6) Tích cực tham gia các phong trào thi đua, có đóng góp, ủng hộ và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân và tổ chức kinh tế khác tại địa phương; quan tâm phát triển tổ chức Đảng, Công đoàn, các tổ chức quần chúng (nếu có) trong doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
(7) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác do doanh nhân quản lý phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật; có doanh thu; lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập người lao động ổn định và có tăng trưởng; không bị khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, đình công, ngừng việc tập thể.
Tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2.3 Mục 2 Nghị quyết 41-NQ/TW năm 2023 còn quy định rõ mục tiêu như sau:
Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.
2.2. Mục tiêu đến năm 2030
Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.
2.3. Tầm nhìn đến năm 2045
Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo đó, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu là mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam tầm nhìn đến năm 2045.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?