Ngành điện, dầu khí, than sẽ được tái cơ cấu như thế nào theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trong thời gian tới?

Ngành điện, dầu khí, than sẽ được tái cơ cấu như thế nào theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trong thời gian tới? - Câu hỏi của anh Thưởng tại TP. Hồ Chí Minh

Ngành điện sẽ được tái cơ cấu như thế nào theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trong thời gian tới?

Căn cứ điểm h tiểu mục 2 Mục III Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng có đề ra nhiệm vụ tái cơ cấu ngành điện theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương như sau:

- Tái cơ cấu ngành điện theo hướng hiện đại, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Bảo đảm cân đối về cung - cầu điện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Đảm bảo vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, tin cậy và hiệu quả. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành điện.

- Phát triển chuỗi cung ứng ngành điện theo hướng đồng bộ hóa từ khâu phát triển nguồn điện, phát điện, truyền tải đến phân phối đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống điện và thị trường điện. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện và lưới điện truyền tải.

- Phát triển nhanh và bền vững các nguồn điện với cơ cấu và phân bổ hợp lý, bảo đảm an toàn, tin cậy, ổn định theo hướng đa dạng hóa. Chú trọng nâng cao hệ số công suất khả dụng và có dự phòng công suất phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành điện.

Khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Đảm bảo đến năm 2030, tổng công suất đặt các nguồn điện đạt 120.995 MW - 145.930 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát).

- Hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo thiết kế đã được phê duyệt. Hoàn thành các công tác chuẩn bị về pháp lý, cơ sở hạ tầng, triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, trong đó thực hiện thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà máy điện và khách hàng sử dụng điện từ nay đến năm 2025.

- Nghiên cứu và thực hiện tách bạch hoạt động phân phối điện (mang tính độc quyền tự nhiên) với hoạt động kinh doanh bán lẻ điện (mang tính cạnh tranh) nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong lĩnh vực điện lực.

- Cải cách giá bán lẻ điện phù hợp với các cấp độ thị trường điện, đồng bộ với giá phát điện, bán buôn điện, sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm. Tách bạch rõ chi phí cho các hạng mục hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng và ban hành Khung giá phát điện.

- Hoàn thiện nghiên cứu khả thi các dự án điện miền Trung I, II và Dung Quất I, III đảm bảo tiến độ các dự án này đồng bộ với tiến độ triển khai Dự án thượng nguồn.

Ngành điện, dầu khí, than sẽ được tái cơ cấu như thế nào theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trong thời gian tới?

Ngành điện, dầu khí, than sẽ được tái cơ cấu như thế nào theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trong thời gian tới? (Hình từ Internet)

Ngành dầu khí sẽ được tái cơ cấu như thế nào theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương?

Căn cứ điểm i tiểu mục 2 Mục III Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng có đề ra nhiệm vụ tái cơ cấu ngành dầu khí theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương như sau:

- Tái cơ cấu ngành dầu khí theo chuỗi cung ứng đồng bộ, hoàn chỉnh có tính kết nối cao đối với 5 lĩnh vực cốt lõi gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; công nghiệp điện; công nghiệp khí; công nghiệp chế biến dầu khí; dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

- Phát triển cân đối ngành dầu khí từ hạ nguồn đến thượng nguồn. Hiện đại hóa, đẩy nhanh công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; đánh giá tiềm năng, khai thác có hiệu quả, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững khoáng sản thềm lục địa và hải đảo.

Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực hóa dầu, chế biến sâu tạo ra các sản phẩm mới từ dầu khí và phát triển dịch vụ dầu khí; đảm bảo các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước, phấn đấu mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu đạt 90 ngày nhập ròng. Thúc đẩy tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch như băng cháy, hydro, nhiên liệu phát thải các bon thấp, năng lượng sóng biển, thủy triều…

- Ưu tiên phát triển, khai thác và sử dụng khí thiên nhiên, đảm bảo đủ năng lực để nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) phục vụ nhu cầu trong nước. Đẩy nhanh việc triển khai chuỗi dự án điện khí hóa lỏng (LNG) Thị Vải và Sơn Mỹ.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án khí trọng điểm như Chuỗi dự án khí - điện Lô B, Cá Voi Xanh nhằm cung cấp nhiên liệu cho phát điện khu vực Tây Nam Bộ, Trung Bộ và các khu vực lân cận đến năm 2025 và các năm tiếp theo, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo vệ chủ quyền và biển đảo.

Ngành than sẽ được tái cơ cấu như thế nào theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương?

Căn cứ điểm k tiểu mục 2 Mục III Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng có đề ra nhiệm vụ tái cơ cấu ngành than theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương như sau:

- Tái cơ cấu ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước gắn với điều hành xuất, nhập khẩu hợp lý đảm bảo an ninh năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu than của thị trường trong nước, đặc biệt là cho sản xuất điện và cho các ngành sản xuất; từng bước chuyển đổi thị trường than theo hướng thị trường cạnh tranh hoàn chỉnh và phù hợp thông lệ của thị trường quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, nguồn than nhập khẩu, bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng để không thiếu than cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ, đảm bảo an ninh năng lượng và phù hợp với các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu của Việt Nam. Khuyến khích đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác than ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong công tác thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng than xác minh và nâng cấp trữ lượng than hiện có trong nước bằng các phương pháp đánh giá, tính toán theo tiêu chuẩn trong nước kết hợp với quốc tế nhằm nâng cao độ tin cậy.

Đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ chế biến than để tạo ra chủng loại than phù hợp đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên, tăng hệ số thu hồi than.

Ngành công thương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua trong ngành Công thương được quy định ra sao?
Pháp luật
Công tác quản lý an toàn trong ngành công thương có nội dung gì? Doanh nghiệp trong ngành công thương có trách nhiệm như thế nào về công tác an toàn quản lý rủi ro?
Pháp luật
Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành Công Thương dựa vào căn cứ nào và bằng những phương pháp nào?
Pháp luật
Thực hiện xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật ngành Công Thương như thế nào?
Pháp luật
Ngành công nghiệp sẽ được tái cơ cấu theo cả chiều rộng và chiều sâu trong thời gian sắp tới như thế nào?
Pháp luật
Ngành điện, dầu khí, than sẽ được tái cơ cấu như thế nào theo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trong thời gian tới?
Pháp luật
Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2023 hướng đến những mục tiêu cụ thể như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành công thương
1,296 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành công thương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành công thương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào