Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?

Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào? Chị T ở Hà Nội

Xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định việc chi như sau:

(1) Chi nghiên cứu xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về nội dung và mức chi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá.

(2) Chi soạn thảo mô hình: Tối đa 20.000.000 đồng/mô hình.

(3) Chi cho người tham gia triển khai thực hiện mô hình: Mức chi theo thực tế số ngày tham gia, tối đa 100.000 đồng/người/ngày hoặc khoán chi tối đa 2.000.000 đồng/người/tháng.

(4) Các khoản chi khác thực hiện theo thực tế, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí và dự toán như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 76/2023/NĐ-CP ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí và dự toán như sau:

- Ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ để chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi như thế nào?

Xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi như thế nào?

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật ngân sách nhà nước 2015 thì trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm như sau:

- Cơ quan thu các cấp ở địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan thu ở trung ương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực được giao phụ trách, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

- Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Luật ngân sách nhà nước 2015, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp.

- Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, cho ý kiến. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan theo quy định để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ; đồng thời gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát.

- Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

- Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật ngân sách nhà nước 2015.

Việc lập dự toán ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì việc lập dự toán ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thực hiện như sau:

- Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách được cấp có thẩm quyền cho thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, thì phải lập riêng phần kinh phí này cho từng nhiệm vụ, dịch vụ và sản phẩm cụ thể. Việc lập dự toán cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm phải căn cứ yêu cầu về kết quả, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian hoàn thành cụ thể cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm; định mức kỹ thuật kinh tế, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành hoặc giá trị của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương đương, cùng loại.

- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.

- Các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

- Các đơn vị dự toán cấp I xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

- Dự toán thu, chi ngân sách được lập phải đáp ứng đúng yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước quy định tại Điều 42 Luật ngân sách nhà nước.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
513 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào