Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam hiện nay có mức lãi suất cho vay cá nhân bao nhiêu?
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam hiện nay có mức lãi suất cho vay cá nhân bao nhiêu?
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam thường được gọi là ngân hàng Techcombank. Ngân hàng được thành lập vào ngày 27/11/1993 theo giấy phép số 1133/GP-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ban đầu, Techcombank chỉ hoạt động tại Hà Nội và được quản lý bởi Bộ Công Thương.
Techcombank cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm các sản phẩm về tiết kiệm, tín dụng, thanh toán và quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng cũng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư và tư vấn tài chính.
Hiện nay, theo công bố của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thì từ 23/09/2023 mức lãi suất cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đối với khách hàng cá nhân như sau:
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam phải được tổ chức như thế nào?
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần nên phải tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
+ Đại hội đồng cổ đông,
+ Hội đồng quản trị,
+ Ban kiểm soát,
+ Tổng giám đốc (Giám đốc)
Ngoài những cơ cấu bắt buộc trê, tùy vào tình hình mà Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam sẽ tổ chức thêm các chi nhánh, phòng ban phù hợp.
Thực tế, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam tổ chức thêm những đơn vị như:
Các đơn vị chức năng: Bao gồm các bộ phận chuyên môn như Ngân hàng điện tử, Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Quản lý tài sản, Quản lý rủi ro, Quản lý dòng tiền, Hỗ trợ khách hàng và Quản lý văn phòng.
Các chi nhánh và phòng giao dịch: Techcombank có hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Tổ chức con: Techcombank cũng sở hữu nhiều tổ chức công, bao gồm các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và công ty tài chính.
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam hiện nay có mức lãi suất cho vay cá nhân bao nhiêu? (Hình ảnh từ Internet)
Các loại cổ phần, cổ đông của ngân hàng thương mại tư nhân quy định ra sao?
Ngân hàng thương mại tư nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được tổ chức dưới hình thức tổ chức tín dụng cổ phần nên các loại cổ phần, cổ đông của ngân hàng thương mại tư nhân phải tuân theo quy định về cổ phần, cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần quy định tại Điều 52 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
- Tổ chức tín dụng cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
- Tổ chức tín dụng có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức;
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng và chỉ được trả khi tổ chức tín dụng có lãi. Trường hợp tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ hoặc có lãi nhưng không đủ để chia cổ tức cố định thì cổ tức cố định trả cho cổ phần ưu đãi cổ tức được cộng dồn vào các năm tiếp theo. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng do Đại hội đồng cổ đông quyết định và được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý, người điều hành khác của tổ chức tín dụng không được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do tổ chức tín dụng đó phát hành. Người được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
- Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?