Ngân hàng chính sách là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý ngân hàng chính sách mới nhất theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thế nào?
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 01/07/2024.
Ngân hàng chính sách là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với ngân hàng chính sách
1. Ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
2. Chính phủ quy định nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách.
3. Thủ tướng Chính phủ và Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của ngân hàng chính sách.
...
Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước của ngân hàng chính sách
1. Nhà nước là chủ sở hữu của ngân hàng chính sách. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với ngân hàng chính sách.
2. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định trên thì Nhà nước là chủ sở hữu của ngân hàng chính sách. Ngân hàng chính sách sẽ do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Ngân hàng chính sách là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý ngân hàng chính sách mới nhất theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và cơ cấu quản trị khác theo quy định của Chính phủ.
2. Ngân hàng chính sách được thành lập chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng bao gồm:
- Hội đồng quản trị
- Ban kiểm soát
- Tổng giám đốc
- Cơ cấu quản trị khác theo quy định của Chính phủ
Liên hệ tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định cụ thể cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách bao như sau:
(1) Hội đồng quản trị của ngân hàng chính sách:
- Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và các thành viên khác.
- Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Số lượng, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị do Chính phủ quy định.
- Hội đồng quản trị có bộ phận giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận giúp việc do Hội đồng quản trị quy định.
(2) Ban kiểm soát của ngân hàng chính sách:
- Ban kiểm soát gồm Trưởng ban và các thành viên khác.
- Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát không quá 05 năm.
- Số lượng, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát; cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát do Chính phủ quy định.
- Ban kiểm soát có bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của ngân hàng chính sách để thực hiện nhiệm vụ của mình.
(3) Tổng giám đốc của ngân hàng chính sách:
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hằng ngày của ngân hàng chính sách.
- Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc không quá 05 năm.
- Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc do Chính phủ quy định.
Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đến từ đâu?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đến từ những nguồn sau:
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
+ Vốn điều lệ;
+ Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;
+ Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn;
+ Vốn ODA được Chính phủ giao.
- Vốn huy động:
+ Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận;
+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác;
+ Tiền tiết kiệm của người nghèo.
- Vốn đi vay:
+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
+ Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
+ Vay Ngân hàng Nhà nước.
- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
- Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
- Các vốn khác.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ quy định tại khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?