Nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa là gì? Thực hiện nạo vét duy tu đột xuất luồng đường thủy nội địa như thế nào?
- Nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa là gì?
- Trình tự thực hiện nạo vét duy tu đột xuất luồng đường thủy nội địa như thế nào?
- Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa như thế nào?
- Tổ chức thi công kiểm tra giám sát và nghiệm thu công trình nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa như thế nào?
Nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2019/TT-BGTVT định nghĩa nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa như sau:
Nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa là công việc nạo vét theo các nhiệm vụ đột xuất do các nguyên nhân bất khả kháng gây ra, phải thực hiện ngay để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa là gì? Thực hiện nạo vét duy tu đột xuất luồng đường thủy nội địa như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện nạo vét duy tu đột xuất luồng đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 33/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Nạo vét duy tu đột xuất luồng đường thủy nội địa thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Trình, phê duyệt nhiệm vụ đột xuất.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện.
Bước 3: Lập, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình.
Bước 4: Bàn giao mặt bằng, tổ chức thi công công trình và kiểm tra giám sát.
Bước 5: Nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công công trình.
Bước 6: Tổng hợp, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa; giao dự toán chi ngân sách nhà nước.
Bước 7: Thanh toán, quyết toán công trình.
Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 33/2019/TT-BGTVT quy định việc tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa như sau:
- Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực có trách nhiệm:
+ Căn cứ chủ trương thực hiện nhiệm vụ đột xuất được giao, lựa chọn các đơn vị tư vấn (khảo sát, thiết kế, giám sát, môi trường) có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay các gói thầu đột xuất trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận chủ trương, tổ chức khảo sát bàn giao mặt bằng, lập thiết kế, dự toán; hoàn thiện thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao) tổ chức kiểm tra hiện trường, xác định, thống nhất vị trí đổ chất nạo vét.
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, đề nghị của cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải và ký kết hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn.
Tổ chức thi công kiểm tra giám sát và nghiệm thu công trình nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 33/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Bàn giao mặt bằng, tổ chức thi công, kiểm tra giám sát và nghiệm thu công trình
1. Bàn giao mặt bằng
a) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chủ trì phối hợp với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế tổ chức ngay công tác đo đạc, bàn giao mặt bằng (bao gồm mặt bằng nạo vét và vị trí đổ thải) cho nhà thầu thi công để tổ chức thực hiện thi công công trình, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương kiểm tra, xác nhận hiện trạng các công trình liên quan và đường bờ khu vực nạo vét.
2. Tổ chức thi công
a) Nhà thầu thi công tiếp nhận mặt bằng và tổ chức thi công công trình theo thiết kế, biện pháp thi công được duyệt;
b) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra quá trình thực hiện của đơn vị thi công, tư vấn giám sát để bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình và thông báo luồng đường thủy nội địa theo quy định khi công trình hoàn thành;
c) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa tổ chức kiểm tra đột xuất (nếu cần) trong quá trình thi công công trình hoặc có nghi ngờ về chất lượng, khối lượng công trình của nhà thầu.
3. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công trình thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Như vậy theo quy định trên tổ chức thi công kiểm tra giám sát và nghiệm thu công trình nạo vét duy tu đột xuất trong vùng nước đường thủy nội địa như sau:
- Nhà thầu thi công tiếp nhận mặt bằng và tổ chức thi công công trình theo thiết kế, biện pháp thi công được duyệt.
- Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra quá trình thực hiện của đơn vị thi công, tư vấn giám sát để bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình và thông báo luồng đường thủy nội địa theo quy định khi công trình hoàn thành.
- Cơ quan quản lý đường thủy nội địa tổ chức kiểm tra đột xuất (nếu cần) trong quá trình thi công công trình hoặc có nghi ngờ về chất lượng, khối lượng công trình của nhà thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?