Nạo vét đường thủy nội địa địa phương được thực hiện như thế nào theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP?

Nạo vét đường thủy nội địa địa phương được thực hiện như thế nào theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP?

Thủ tục đề xuất thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương như thế nào theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP?

=>> Xem thêm Thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP cần đảm bảo các yêu cầu gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định:

Nạo vét đường thủy nội địa địa phương
1. Thủ tục chấp thuận đề xuất thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương.
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tự thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương (bao gồm cả nạo vét cơ bản, nạo vét duy tu và nạo vét khẩn cấp) bằng kinh phí của tổ chức, doanh nghiệp (không kết hợp thu hồi sản phẩm), gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 (một) văn bản đề xuất theo Mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để nạo vét tuyến luồng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hồ sơ và có văn bản chấp thuận trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp không chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời tổ chức, doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
...

Theo đó, khi tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu tự thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương bằng kinh phí của tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện như sau sau:

- Bước 1: Gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 (một) văn bản đề xuất theo Mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP tải văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Bước 2: Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để nạo vét tuyến luồng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hồ sơ và có văn bản chấp thuận trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của tổ chức, doanh nghiệp. \

Trường hợp không chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời tổ chức, doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Nạo vét đường thủy nội địa địa phương được thực hiện như thế nào theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP?

Nạo vét đường thủy nội địa địa phương được thực hiện như thế nào theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP? (hình từ internet)

Trình tự nạo vét đường thủy nội địa địa phương được thực hiện như thế nào theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP?

Căn cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định:

Nạo vét đường thủy nội địa địa phương
..
3. Trình tự thực hiện nạo vét, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 12 Nghị định này.
...

Theo đó, trình tự thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương sẽ được thực hiện theo các bước cụ thể sau đây:

- Thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định.

- Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng như sau:

+ Việc lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

+ Thiết kế bản vẽ thi công của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được lập trên cơ sở bình đồ độ sâu kèm theo thông báo hàng hải luồng hàng hải, thông báo luồng đường thủy nội địa gần nhất trong năm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc thực hiện khảo sát đo đạc.

Khối lượng nạo vét thiết kế gồm khối lượng tính toán theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và khối lượng sa bồi dự kiến từ thời điểm khảo sát đo đạc thông báo hàng hải, thông báo luồng đường thủy nội địa đến thời điểm khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng.

- Bàn giao mặt bằng, tổ chức kiểm tra, giám sát và quản lý thi công công trình theo quy định tại các Điều 17, 18 Nghị định 57/2024/NĐ-CP, cụ thể:

+ Chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác khảo sát đo đạc để xác định khối lượng bàn giao mặt bằng.

Công tác khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng được triển khai trước thời điểm bắt đầu thi công nạo vét tối đa không quá 15 ngày. Khối lượng bàn giao mặt bằng là căn cứ để xác định giá trị hợp đồng chính thức.

+ Công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quản lý thi công đối với nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa, thực hiện theo quy định tại các Điều 4, Điều 5 Nghị định 57/2024/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và quy định của pháp luật liên quan.

- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo quy định tại Điều 19 Nghị định 57/2024/NĐ-CP, cụ thể:

- Công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình được thực hiện trên cơ sở các quy định của hợp đồng đã ký kết, khối lượng thực tế thi công được nghiệm thu phù hợp với phạm vi, yêu cầu của thiết kế; các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu áp dụng cho công trình; phù hợp với hồ sơ mời thầu, hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về quản lý chi phí, về hợp đồng xây dựng áp dụng cho công trình và quy định của pháp luật có liên quan.

- Chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu giai đoạn thi công (nếu có), hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng theo quy định.

- Đối với nạo vét theo chất lượng thực hiện, công tác nghiệm thu được thực hiện như sau:

+ Tổ chức nghiệm thu hoàn thành dự án nạo vét theo giai đoạn thực hiện đối với từng giai đoạn thi công (06 tháng, 01 năm);

+ Tổ chức nghiệm thu hoàn thành dự án nạo vét khi kết thúc thời gian thực hiện hợp đồng;

+ Việc nghiệm thu quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 19 Nghị định 57/2024/NĐ-CP được căn cứ trên cơ sở chất lượng công việc thực hiện (không xác định trên cơ sở khối lượng nạo vét) và phải lập thành Biên bản.

- Thực hiện các quy định về quản lý chất nạo vét theo quy định tại Điều 8 Nghị định 57/2024/NĐ-CP:

+ Trường hợp chất nạo vét đổ vào khu vực, địa điểm trên bờ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, chủ đầu tư dự án, công trình, tổ chức, cá nhân tiếp nhận chất nạo vét không phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên, khoáng sản.

Sau khi kết thúc dự án, công trình chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao lại khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp nhận để quản lý và có biện pháp lưu giữ hoặc xử lý chất nạo vét đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Trường hợp bàn giao cho tổ chức, cá nhân, chủ đầu tư báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết để quản lý theo quy định.

+ Trường hợp chất nạo vét nhận chìm ở biển, sau khi hết thời gian nhận chìm chất nạo vét, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện nhận chìm, quan trắc, giám sát môi trường của dự án tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển và giao khu vực biển.

Xử lý kết quả sau khi hoàn thành công tác nạo vét đường thủy nội địa địa phương như thế nào theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP?

Căn cứ khoản 5 Điều 21 Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định khi hoàn thành công tác nạo vét, tổ chức, doanh nghiệp tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức quản lý, sử dụng

- Đối với tuyến luồng chỉ phục vụ cho một nhà đầu tư cảng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận cho doanh nghiệp khai thác cảng đó chịu trách nhiệm nạo vét duy tu hằng năm, đảm bảo chuẩn tắc, thông số kỹ thuật luồng được cơ quan có thẩm quyền công bố.

- Trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp không đảm bảo đủ nguồn lực bố trí để nạo vét duy tu hoặc không tiếp tục nạo vét duy tu, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cân đối nguồn vốn Ngân sách nhà nước để nạo vét duy tu tuyến luồng.

Nạo vét đường thủy nội địa địa phương
Hoạt động nạo vét
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nạo vét đường thủy nội địa địa phương được thực hiện như thế nào theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP cần đảm bảo các yêu cầu gì?
Pháp luật
Nghị định 57/2024/NĐ-CP quản lý hoạt động nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị tiếp nhận chất nạo vét từ hoạt động nạo vét vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa ra sao?
Pháp luật
Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nạo vét đường thủy nội địa địa phương
115 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nạo vét đường thủy nội địa địa phương Hoạt động nạo vét
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào