Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được xác định như thế nào? Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định nào?

Tôi muốn hỏi năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được xác định như thế nào? - câu hỏi của chị Chang (Hà Nội)

Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được xác định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 103 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Năm tài chính
1. Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch.
2. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.

Theo như quy định trên, năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt nam được xác định từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch.

Đồng thời, năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.

Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được xác định như thế nào? Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định nào?

Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được xác định như thế nào? Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam phải gửi những báo cáo nào cho Bộ tài chính?

Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Báo cáo và cung cấp thông tin
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính; trường hợp có ý kiến hoặc kết luận không phải là chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán độc lập đối với bất kỳ báo cáo, hoạt động nào được kiểm toán, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân, thực trạng;
b) Báo cáo hoạt động nghiệp vụ;
c) Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm;
d) Báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro;
đ) Báo cáo thay đổi về vốn liên quan đến từng loại rủi ro.
2. Ngoài báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính trong trường hợp sau đây:
a) Khi xảy ra những diễn biến bất thường có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, uy tín của doanh nghiệp, chi nhánh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
b) Khi không đáp ứng yêu cầu về tài chính và các yêu cầu khác theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo và cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo như quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính các báo cáo sau đây:

- Báo cáo tài chính

Trường hợp có ý kiến hoặc kết luận không phải là chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán độc lập đối với bất kỳ báo cáo, hoạt động nào được kiểm toán, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân, thực trạng;

- Báo cáo hoạt động nghiệp vụ;

- Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm;

- Báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro;

- Báo cáo thay đổi về vốn liên quan đến từng loại rủi ro.

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Chế độ tài chính
1. Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Theo như quy định trên, chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc quản trị tài chính của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Quản trị tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về việc quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động; thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với bên mua bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan và Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải xây dựng chiến lược, quy trình, quy chế, thủ tục, cơ cấu tổ chức để thực hiện việc quản lý, giám sát hoạt động tài chính, bảo đảm an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật; chủ động phòng, ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Theo như quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về việc quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động; thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với bên mua bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan và Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Đồng thời phải xây dựng chiến lược, quy trình, quy chế, thủ tục, cơ cấu tổ chức để thực hiện việc quản lý, giám sát hoạt động tài chính, bảo đảm an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật; chủ động phòng, ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Doanh nghiệp bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán? Được dùng tiền ký quỹ khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt đúng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được chi trả cổ tức khi đang trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện để bảo đảm an toàn tài chính?
Pháp luật
Nhượng tái bảo hiểm được thực hiện dựa trên cơ sở nào? Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm nhân thọ?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiết bị điện hoạt động quá tải gây cháy nổ không?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm bị sáp nhập thì có bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lưu giữ thông tin công khai về việc điều chỉnh lãi suất đầu tư công bố của quỹ liên kết chung tối thiểu bao nhiêu năm?
Pháp luật
Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp bảo hiểm
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,675 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào