Năm 2023, người dân không cần mang Căn cước công dân khi đi máy bay theo Thông báo mới của Cục Hàng không Việt Nam đúng không?
Năm 2023, người dân có thể không cần mang Căn cước công dân khi đi máy bay theo Thông báo mới của Cục Hàng không Việt Nam đúng không?
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không về việc triển khai thực hiện sử dụng thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Cụ thể, trong văn bản của Cục Hàng không Việt Nam có nêu rõ theo khoản 8 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử:
- Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Như vậy, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các sân bay, hãng hàng không sử dụng thông tin của hành khách đã được tích hợp trên VNeID để xác thực danh tính khi làm thủ tục bay. Ngoài ra, hành khách vẫn có thể dùng các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, Căn cước công dân, giấy phép lái xe, thẻ nhà báo, giấy xác nhận nhân thân để làm thủ tục bay.
Năm 2023, người dân có thể không cần mang Căn cước công dân khi đi máy bay theo Thông báo mới của Cục Hàng không Việt Nam đúng không? (Hình từ internet)
Những giấy tờ cần xuất trình khi đi máy bay là những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay bắt buộc phải xuất trình giấy tờ đi tàu bay, cụ thể như sau:
*Giấy tờ về nhân thân
- Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay quốc tế phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thẻ Căn cước công dân ...
- Hành khách từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:
+ Hành khách mang quốc tịch nước ngoài, hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời; chứng minh thư do cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế; thẻ thường trú, thẻ tạm trú, giấy phép lái xe ô tô, mô tô; ... Trong trường hợp hành khách mất hộ chiếu phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia hành khách mang quốc tịch hoặc công văn của Sở Ngoại vụ xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai...
+ Hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú,.. thẻ Căn cước công dân;...
- Hàng khách chưa đủ 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
+ Giấy khai sinh; trường hợp dưới 1 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh
+ Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em mồ côi đang nuôi dưỡng
*Vé, thẻ lên tàu bay
- Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay phải xuất trình vé, thẻ lên tàu bay của hãng hàng không phát hành.
- Vé, thẻ lên tàu bay tối thiểu phải có các thông tin sau:
+ Số vé
+ Họ và tên khách hàng
...
Xem chi tiết tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT.
Những thứ bị cấm mang lên máy bay là gì? Những đồ vật nào cấm mang trong hành lý ký gửi?
Căn cứ danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên máy bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam như sau:
- Chất nổ và các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay:
+ Các loại đạn
+ Các loại kíp nổ
+ Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm
+ Các vật mô phỏng giống một vật (thiết bị) nổ
...
- Vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc các vật giống như vũ khí: các thành phần cấu tạo của súng và đạn (súng phóng điện, súng tự chế như các loại súng in 3D, loại không xác định). Các loại này bao gồm:
+ Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự
...
- Các chất hóa học:
+ Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như: bình xịt hơi cay (trong đó bao gồm các loại bình xịt được chế tạo từ các loại ớt và hạt tiêu)
...
- Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng:
+ Các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ như rìu, dao phay
+ Dao lam, dao rọc giấy
...
- Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ đến an toàn của tàu bay:
+ Xà beng, cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm, tràng, đục, cuốc chim
...
- Các vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng:
+ Các loại gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết
...
- Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) được cụ thể theo hướng dẫn về kiểm soát chất lỏng.
Xem chi tiết tại Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?