Năm 2023 mức phạt nồng độ cồn dưới 0,25 miligam của người đi xe máy là bao nhiêu và có tước bằng lái xe không?
Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn (alcohol concentration) là một đơn vị đo lường độ cồn có trong máu hoặc trong khí thở của con người. Nồng độ cồn thường được đo bằng đơn vị miligam cồn trên mỗi 100 mililit máu hoặc theo phần trăm nồng độ cồn trong khí thở.
Khi con người uống rượu hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào liên quan đến cồn, cồn sẽ được hấp thụ và lan tỏa trong cơ thể. Việc sử dụng cồn có thể làm ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác. Nồng độ cồn được đo lường để đánh giá mức độ tác động của cồn đến cơ thể.
Việc sử dụng cồn quá mức có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, tác động đến chức năng của não và các bộ phận khác của cơ thể, gây ra tai nạn giao thông và các tác động khác đến cuộc sống và xã hội. Do đó, quy định về giới hạn nồng độ cồn cho phép khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác có thể được áp dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
Năm 2023 mức phạt nồng độ cồn dưới 0,25 miligam của người đi xe máy là bao nhiêu và có tước bằng lái xe không? (Hình từ internet)
Nồng độ cồn dưới 0,25 thì người đi xe máy có bị phạt không?
Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
- Với xe gắn máy (Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
- Với ô tô (Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
+ Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
+ Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
+ Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
- Với xe đạp (Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
+ Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
+ Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
+ Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
- Với máy kéo, xe máy chuyên dùng (Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
+ Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
+ Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
+ Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
Như vậy, với người tham gia điều khiển xe gắn máy, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở vẫn sẽ bị phạt.
Mức phạt nồng độ cồn người đi xe máy dưới 0,25 miligam là bao nhiêu?
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. |
Mức phạt nồng độ cồn xe máy chuyên dùng là bao nhiêu?
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. | Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 10 tháng đến 12 tháng |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng | Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 16 tháng đến 18 tháng |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng | Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 tháng đến 24 tháng |
Điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao lâu?
Theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt, trong đó:
- Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày, trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?