Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vượt xe tại đường giao nhau là bao nhiêu? Nơi đường giao nhau là gì?

Tôi muốn hỏi mức xử phạt hành chính đối với hành vi vượt xe tại đường giao nhau là bao nhiêu? Nơi đường giao nhau là gì? Câu hỏi của bạn Linh ở Quảng Trị.

Nơi đường giao nhau là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì nơi đường giao nhau được hiểu như sau:

Nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vượt xe tại đường giao nhau nhưng không gây tai nạn giao thông là bao nhiêu?

- Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Căn cứ tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP một số cụm từ bị thay thế bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vượt xe tại đường giao nhau nhưng không gây tai nạn giao thông như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô vượt xe tại đường giao nhau nhưng không gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Hình phạt bổ sung là: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

+ Căn cứ tại điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP một số cụm từ bị thay thế bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt xe tại đường giao nhau nhưng không gây tai nạn giao thông như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt xe tại đường giao nhau nhưng không gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vượt xe tại đường giao nhau nhưng không gây tai nạn giao thông là bao nhiêu?

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vượt xe tại đường giao nhau gây tai nạn giao thông là bao nhiêu?

- Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Căn cứ tại điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vượt xe tại đường giao nhau gây tai nạn giao thông như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô vượt xe tại đường giao nhau gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

+ Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt xe tại đường giao nhau gây tai nạn giao thông như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt xe tại đường giao nhau gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy gây tai nạn chết người bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Có được rời hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông? Người gây tai nạn không ở lại hiện trường thì có bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt không?
Pháp luật
Thông điệp hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Bài tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Ngày tưởng niệm tai nạn giao thông năm 2024 là ngày nào? Tưởng niệm nạn nhân tai nạn giao thông 2024 vào thứ mấy?
Pháp luật
Va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông như thế nào? Hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông gồm các chỉ tiêu thống kê nào theo quy định?
Pháp luật
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra khi nào? Thế nào là một vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng?
Pháp luật
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Vụ tai nạn giao thông làm chết bao nhiêu người thì được xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?
Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông? Các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông là gì?
Pháp luật
Vụ tai nạn giao thông không có người chết thì có được xem là vụ tai nạn gây hậu quả rất nghiêm trọng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
7,035 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào