Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
- Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có những mục tiêu nào?
- Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có những nhiệm vụ, giải pháp nào?
- Cơ quan, tổ chức nào có nhiệm vụ thực hiện Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có những mục tiêu nào?
Theo quy định tại mục I Điều 1 Quyết định 348/QĐ-TTg năm 2023 về mục tiêu Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 như sau:
Phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là “Chiến lược”), với nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Chuyển đổi số báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu đến năm 2025
- 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước).
- 50% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.
- 80% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số.
- Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 30% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.
- 100% các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành báo chí hoặc có khoa báo chí cập nhật các kiến thức, kỹ năng tác nghiệp trong môi trường báo chí số trong chương trình đào tạo cho sinh viên.
- 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số báo chí.
- 100% cơ quan báo chí điện tử có giải pháp đảmbảo an toàn, an ninh hệthống thông tin cấp độ 3 trở lên.
- Hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí.
b) Mục tiêu đến năm 2030
- 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nềntảng số trong nước).
- 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.
- 100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số.
- Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.
Theo đó, mục tiêu của Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là việc sử dụng nền tảng số để tham gia vào xuyên suốt quá trình hoạt động báo chí.
Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? (Hình ảnh từ Internet)
Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có những nhiệm vụ, giải pháp nào?
Quy định tại mục II Điều 1 Quyết định 348/QĐ-TTg 2023 về nhiệm vụ, giải pháp Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025:
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền
a) Nâng cao nhận thức cán bộ quản lý thông tin, truyền thông; lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương về vai trò quan trọng và sự cấp thiết phải đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số báo chí đồng bộ với chương trình chuyển đổi số quốc gia.
b) Tăng cường tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh những tổ chức, cá nhân có thành tích, sáng kiến trong quá trình chuyển đổi số báo chí để chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa, nhân rộng.
2. Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật
Rà soát, xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của các cơ quan báo chí.
3. Phát triển các sản phẩm báo chí số
a) Thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả.
b) Phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từngnhóm đối tượng độc giả.
c) Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong việc tự động hóa để thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung.
4. Phát triển nền tảng số
a) Xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí.
b) Thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến) quốc gia; nền tảng báo chí điệntử.
c) Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
d) Hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử tại các cơ quan báo chí.
đ) Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lĩnh vực báo chí qua các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia.
5. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực báo chí và thông tin các trình độ của giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số; cập nhật các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực báo chí và thông tin trong danh mục thống kê ngành đào tạo đối với giáo dục đại học theo quy định.
b) Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý thông tin, truyền thông, lãnh đạo các cơ quan báo chí về kỹ năng cơ bản, cần thiết cho chuyển đổi số báo chí.
c) Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ đổi mới sản xuất, phân phối nội dung và giám sát, đánh giá chất lượng thông tin.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh.
Như vậy, Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tập trung vào 6 nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
- Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền;
- Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật;
- Phát triển các sản phẩm báo chí số;
- Phát triển nền tảng số;
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ;
- Tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh.
Cơ quan, tổ chức nào có nhiệm vụ thực hiện Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Theo quy định tại mục IV Điều 1 Quyết định 348/QĐ-TTg 2023 cơ quan, tổ chức nào có nhiệm vụ thực hiện Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 bao gồm:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các cơ quan chủ quản báo chí;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?