Mục tiêu “Đến năm 2045: Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam ký kết được thỏa ước lao động tập thể” thuộc văn bản nào?
Mục tiêu “Đến năm 2045: Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam ký kết được thỏa ước lao động tập thể” thuộc văn bản nào?
Ngày 12 tháng 6 năm 2021, Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Trong đó có nêu rõ mục tiêu đến năm 2045: Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam; 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thỏa ước lao động tập thể.
Cụ thể, tại tiểu mục b Mục 2 Phần II Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 có nội dung như sau:
Mục tiêu
...
b) Mục tiêu cụ thể
* Đến năm 2025:
- Phấn đấu có 13,5 triệu đoàn viên công đoàn, hầu hết doanh nghiệp có 25 công nhân, lao động trở lên có tổ chức công đoàn; đến năm 2023 phấn đấu có 12 triệu đoàn viên.
- Phấn đấu 80% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể; đến năm 2023 đạt tỉ lệ trên 70%.
* Đến năm 2030:
- Phấn đấu có 16,5 triệu đoàn viên công đoàn; nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì phần lớn người lao động được tập hợp, tham gia một số hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
- Phấn đấu 85% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể.
* Đến năm 2045:
Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam; 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể.
Như vậy, mục tiêu “Đến năm 2045: Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam; 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thỏa ước lao động tập thể” thuộc nội dung mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021.
Mục tiêu “Đến năm 2045: Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam ký kết được thỏa ước lao động tập thể” thuộc văn bản nào?
Nghị quyết 02 đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp gì?
Theo Phần III Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới như sau:
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở;
- Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới;
- Xây dựng nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn;
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn;
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với công đoàn.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết 02 được chỉ đạo ra sao?
Theo Phần IV Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 nêu rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới của các cơ quan như sau:
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết; cụ thể hoá, bổ sung các nội dung, chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch hằng năm của ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương; tăng cường kiểm tra, đánh giá, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021.
- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012 và các đạo luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai và giám sát việc thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021.
- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức tốt việc thi hành pháp luật; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện; tăng cường phối hợp hoạt động với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về tuyển dụng, giao biên chế, chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, một số mô hình thí điểm về tổ chức và hoạt động công đoàn phù hợp với tình hình mới.
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng về nội dung Nghị quyết và kết quả thực hiện.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, đưa nội dung về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vào chương trình đào tạo lý luận chính trị và bồi dưỡng cán bộ trong các học viện, trường chính trị.
- Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?