Mức thu phí và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia được quy định như thế nào trong Thông tư mới nhất?
Mức thu phí và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia được quy định như thế nào trong Thông tư mới nhất?
Ngày 09/6/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 39/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia.
Nội dung mức thu phí và miễn phí được quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2023/TT-BTC:
- Mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 39/2023/TT-BTC. Trường hợp dữ liệu viễn thám tử 03 năm (36 tháng) trở lên tính đến thời điểm cung cấp, mức thu phí bằng 50% mức thu phí tương ứng quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
- Mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng hoặc trong tình trạng khẩn cấp bằng 60% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2023/TT-BTC.
Ngoài ra, miễn phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia phục vụ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo.
Tải Biểu mức thu phí tại đây.
Mức thu phí và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia được quy định như thế nào trong Thông tư mới nhất? (Hình từ Internet)
Việc kê khai, nộp phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia được quy định như thế nào?
Việc kê khai, nộp phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia được quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2023/TT-BTC như sau:
- Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2023/TT-BTC cho tổ chức thu phí theo hình thức quy định tại Thông tư 74/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.
- Chậm nhất là ngày 05 hằng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.
Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, thu, nộp và quyết toán phí theo quy định tại Thông tư 74/2022/TT-BTC (tổ chức thu phí thuộc Trung ương quản lý, tiền phí nộp vào ngân sách trung ương; tổ chức thu phí thuộc địa phương quản lý, tiền phí nộp vào ngân sách địa phương).
Cụ thể, các hình thức nộp phí, lệ phí được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 74/2022/TT-BTC như sau:
Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp phí, lệ phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng. Đối với phí, lệ phí do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu, người nộp phí, lệ phí nộp vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Nộp phí, lệ phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí, lệ phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính).
Trong thời hạn 24 giờ tính từ thời điểm nhận được tiền phí, lệ phí, cơ quan, tổ chức nhận tiền phải chuyển toàn bộ tiền phí, lệ phí thu được vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc chuyển toàn bộ tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước, nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
- Nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí, lệ phí.
Việc quản lý và sử dụng phí khai thác dữ liệu viễn thám quốc gia được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2023/TT-BTC về việc quản lý và sử dụng phí:
- Tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được để lại 55% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí và nộp 45% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
- Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP được để lại 55% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP và nộp 45% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Thông tư 39/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự kỳ thi tuyển công chức TAND TP.HCM năm 2024 vòng 1 thế nào?
- Bài phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác cuối năm 2024? Mẫu bài tham luận tổng kết cuối năm 2024?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Phương thức giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ?
- Nhân sự bộ phận kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán phải có chứng chỉ chuyên môn nào theo quy định?
- Chỉ tiêu tuyển Chấp hành viên sơ cấp năm 2024 là bao nhiêu? Kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp năm 2024 thế nào?