Mức phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn từ 01/7/2023 là bao nhiêu? Cách tính như thế nào?
Mức phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Căn cứ Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.
Tại Điều 6 Quy định chế độ ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 có quy định về phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn như sau:
Phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn
1. Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm.
a) Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
b) Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Hệ số phụ cấp trách nhiệm
- Ủy viên Ban Chấp hành, hệ số phụ cấp: 0,50.
- Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, hệ số phụ cấp: 0,40.
3. Mức chi phụ cấp trách nhiệm Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hằng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước)
Theo đó, mức phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn (Uỷ viên Ban chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra) được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp = Hệ số phụ cấp x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn được xác định tại khoản 2 Điều 6 Quy định chế độ ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 như sau:
+ Đối với Ủy viên Ban Chấp hành, hệ số phụ cấp: 0,50.
+ Đối với Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, hệ số phụ cấp: 0,40.
- Mức lương cơ sở hiện nay là 1,490,000 đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP và 1,800,000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, từ 01/7/2023, mức phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn được tính như sau:
Đối tượng | Mức phụ cấp trách nhiệm |
Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam | 900.000 |
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam | 720.000 |
Đơn vị: Đồng/tháng
Mức phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn từ 01/7/2023 là bao nhiêu? Cách tính thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về trình độ, độ tuổi của Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 như sau:
Tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1. Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn
...
b) Về trình độ
- Nhân sự là cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên; cơ cấu đại diện đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn; cơ cấu các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và trình độ cao cấp lý luận chính trị.
- Nhân sự là cán bộ công đoàn cơ sở phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.
- Nhân sự là công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất phải có trình độ trung cấp nghề trở lên hoặc có tay nghề bậc 4/7 hoặc tương đương trở lên theo đặc thù nghề thợ.
...
d) Về độ tuổi
- Nhân sự là cán bộ công đoàn chuyên trách các cấp, cán bộ công đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, nhân sự tại các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương phải đáp ứng yêu cầu về tuổi bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
- Nhân sự trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng đảm bảo tại thời điểm giới thiệu ứng cử lần đầu tối đa không quá 70 tuổi đối với nam và 65 tuổi đối với nữ.
Như vậy, hiện nay, tiêu chuẩn về trình độ, độ tuổi của Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 như sau:
Tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
...
5. Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn
a) Về năng lực, kinh nghiệm công tác
- Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật; nắm vững Điều lệ và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các mặt hoạt động của tổ chức công đoàn.
- Có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có kinh nghiệm trong công tác tài chính và công tác xây dựng tổ chức công đoàn; có nghiệp vụ, chuyên môn và hiểu biết về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của tổ chức công đoàn.
b) Về trình độ
- Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên các chuyên ngành luật, tài chính, kế toán, kinh tế; hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và có chứng chỉ thanh tra, kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
c) Về độ tuổi
Đáp ứng yêu cầu về tuổi bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
Như vậy, để trở thành Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, cần đáp ứng 03 tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm công tác; trình độ; độ tuổi theo nội dung quy định nêu trên.
Nghị định 24/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?